Cũng mệt!

1.

1. Hội nghị Ban chấp hành VFF vừa xong không có gì đáng chú ý mặc dù cũng có nhiều nội dung gây tranh luận. Đơn giản là bởi các vấn đề ấy đều cũ cả, chỉ xới đi, xới lại và… vẫn chưa có hướng ra. Ví dụ như chuyện 1 ông bầu, nhiều đội bóng.

Lần này VPF có báo cáo công khai, đề xuất cũng rõ ràng, vấn đề là những giải pháp đều mang tính “ngoài lề”, không giải quyết được bản chất của sự việc. Hãy thử nghĩ xem, nếu cất công thuyết phục bầu Hiển thôi không tác động, chi phối đến 4-5 đội đang đá V-League hiện nay nhưng bỗng dưng xuất hiện một người khác làm chuyện tương tự thì sao? Còn bầu Hiển thì chưa có ai, nhưng không bầu Hiển thì biết đâu lại có người khác. Đơn giản vì làm chuyện đó không phạm luật.

Cũng mệt! ảnh 1

Sao không xem bầu Hiển là “tấm gương” để thuyết phục các nhà đầu tư đổ tiền vào bóng đá Việt Nam? Ảnh: Minh Hoàng

Về vấn đề trọng tài hoặc công tác tổ chức. Đây là những yếu tố mang tính hệ thống, nếu cứ giải quyết ngắn hạn thì mùa nào cũng sẽ giống như mùa nào. Không có đột phá về cơ chế quản lý trọng tài hay tổ chức, trước sau gì thì cũng sẽ đi vào lối cũ. Điều này đã được chứng minh trong cuộc “bỏ phiếu tín nhiệm” cho chức danh Trưởng ban trọng tài của ông Nguyễn Văn Mùi. “Chửi” nhiều nhưng khi chọn, đành phải quay về với phương án an toàn là ông Mùi bởi chưa chắc người mới lên đã tốt hơn.

2. Bóng đá Việt Nam giống như một người “mệt lâu năm”, cơ thể lúc nào cũng ở trong tình trạng thiếu sức sống, bệnh nặng đi kèm bệnh nhẹ, chẳng biết chữa cái nào trước.

Như chuyện bầu Hiển chẳng hạn. Ôm đồm nhiều đội thì có gì tốt đâu, chi phí bỏ ra cũng nhiều, nhưng vấn đề là việc đầu tư ấy thành công thì tại sao lại bỏ? Thay vì thuyết phục bầu Hiển bỏ bóng đá, tại sao lại không dùng “tấm gương” ấy để thuyết phục các nhà đầu tư đổ tiền vào bóng đá Việt để thành công? Có nhiều người cùng làm, bầu Hiển có muốn “chi phối” cũng khó, chưa kể số lượng các CLB của ông liên quan cũng sẽ giảm xuống.

Trong báo cáo của VFF, tình hình ngân sách trong năm vẫn là con số âm dù mức thu từ tài trợ tương đối tốt. Điều này có nghĩa mức chi hàng năm đều tăng nhưng doanh thu đột biến lại không có. Ai cũng biết, VFF cần nguồn cung cấp tài chính tốt hơn từ V-League nhưng trong bối cảnh mà giải đấu này vẫn chưa thực sự phát triển mạnh thì cũng khó hỗ trợ thêm cho Liên đoàn.

Đấy là vấn đề. Cứ cho là 5/14 đội bóng V-League được các công ty của bầu Hiển tài trợ, thì rõ ràng nguồn tiền đổ vào V-League quá ít. Mà ông bầu này càng chi phối, V-League lại sẽ đi xuống về mặt hình ảnh. Nhưng nếu ông bầu này rút đi, lấy gì bảo đảm hình ảnh sẽ tốt hơn.

Thế mới mệt.

Việt Long

Tin cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng sự kiện nhận chuyển giao vai trò là chủ nhà của SEA Games 32 của Campuchia. Ảnh: P.MINH

Băn khoăn giá bản quyền truyền hình SEA Games

Theo thông báo của Campuchia - nước chủ nhà SEA Games 32 - tại Hội nghị truyền thông lần thứ 2 vừa diễn ra thì hiện có 4 quốc gia đã sở hữu bản quyền truyền hình gồm Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Singapore. Tuy nhiên, tiến trình này đang gặp trở ngại lớn khi Thái Lan từ chối mua vì cho rằng giá quá cao.

Bóng đá trong nước

Cần kiên trì với thầy trò HLV Troussier

Đội U23 Việt Nam đã có trận ra quân tại Doha Cup 2023 với kết quả thua 0-3 trước các cầu thủ U23 Iraq. Như tôi đã có lần chia sẻ, các đối thủ mà chúng ta gặp tại Doha Cup 2023 là rất mạnh, cơ hội tuyệt vời để các cầu thủ trải nghiệm cho SEA Games 32 và xa hơn là Asian Cup vào cuối năm, vòng loại World Cup 2026.

Bóng đá quốc tế

“Kỷ nguyên Mbappe” của Pháp bắt đầu

Pháp sẽ trở lại với vòng loại Euro 2024 trên tư cách là á quân thế giới, với HLV vẫn là được Didier Deschamps nhưng những gì kế tiếp thì không ai đoán được. Les Bleus có một thủ quân mới là Kylian Mbappe thay vì trụ cột thầm lặng và giàu kinh nghiệm Antoine Griezmann.