Chuyện về cái ghế của HLV

1. Trong lễ công bố HLV trưởng đội tuyển Việt Nam, không hiểu sao người ta lại xếp cho nhân vật chính ngồi bên ngoài cùng bàn chủ tọa. Có thể chi tiết này không cố ý, cũng chẳng mấy ai để ý, nhưng vì vậy, có thể xem là tính chất “người trong nhà” trong cách nhìn của VFF về HLV nội vẫn còn nặng lắm. Vì là “người trong nhà” nên những lễ nghi cần thiết bị bỏ qua chứ nếu đấy là chuyên gia ngoại, dám chắc đã có vị trí ngồi khác.

1. Trong lễ công bố HLV trưởng đội tuyển Việt Nam, không hiểu sao người ta lại xếp cho nhân vật chính ngồi bên ngoài cùng bàn chủ tọa. Có thể chi tiết này không cố ý, cũng chẳng mấy ai để ý, nhưng vì vậy, có thể xem là tính chất “người trong nhà” trong cách nhìn của VFF về HLV nội vẫn còn nặng lắm. Vì là “người trong nhà” nên những lễ nghi cần thiết bị bỏ qua chứ nếu đấy là chuyên gia ngoại, dám chắc đã có vị trí ngồi khác.

Và cũng qua một chi tiết nhỏ như vậy, nhắc chúng ta nhớ, cái lễ ký hợp đồng hôm 3-3 vừa qua, đơn giản chỉ là một sự khởi đầu, nó chưa bảo đảm điều gì cả cho sự thành công của cá nhân ông Hữu Thắng và thành tích của các đội tuyển quốc gia. Đánh giá cao HLV nội là một chuyện nhưng cách hành xử với HLV nội trong công việc sắp đến lại là một chuyện khác. Nó cũng tương tự như việc xếp chỗ ngồi cho ông Thắng trong thứ tự vai vế ở buổi công bố vừa qua. Đôi khi, người ta lại quên mất ai mới là nhân vật chính. Điều này, có thể xảy đến trong bất kỳ lúc nào ở 2 năm hợp đồng của ông Nguyễn Hữu Thắng.

Có lẽ vì người nhà nên HLV Hữu Thắng được bố trí ngồi ngoài cho “tiện di chuyển”  Ảnh: Minh Hoàng

2. Vì thế, nói cho cùng, cái chỗ ngồi thật sự của ông Thắng chính là ở trên các sân bóng tại V-League, trong cái nhìn của các cầu thủ đang đá dưới sân. Những gì ông Hữu Thắng đã làm tại SLNA cho thấy HLV này đủ sức để tạo dựng ra đội bóng cho riêng mình, tự mình tìm được một chỗ ngồi có giá trị mà chỉ có ông mới biết chính xác.

Các đời HLV nội trước đây, thường vẫn xuất hiện chuyện “đi dây”, tức là chỉ chọn một nhóm cầu thủ có quan hệ với mình. Đây là lý do mà các HLV ngoại thường có tiếng nói mạnh mẽ hơn về chuyên môn trong công tác huấn luyện bởi họ không cần phải tạo mối quan hệ với các đội bóng hay cầu thủ. Trong những tuyên bố đầu tiên, ông Thắng cho biết sẽ công bằng trong công tác tuyển chọn. Nếu nói được, làm được thì tự nhiên, ông Thắng sẽ có chỗ ngồi cho mình mà chẳng có VFF nào đủ khả năng thay đổi hay đánh giá.

Nhưng nói đi cũng phải nói lại, tầm cá tính mạnh như ông Lê Thụy Hải, cũng từng buông những lời chán nản trong lần lên tuyển làm trợ lý hồi SEA Games 2005. Có uy tín cao như ông Phan Thanh Hùng, cũng chẳng trụ được lâu trong mối quan hệ “trên-dưới” với VFF. Rõ ràng, cái ghế ngồi của một HLV trên tuyển quốc gia có 4 chân thì VFF cũng đang giữ ít nhất 1 chân. Hy vọng ông Thắng phải bảo đảm chiếc chân ấy vững trước khi thuyết phục các cầu thủ tin vào mình.

HỒ VIỆT

Tin cùng chuyên mục