Chưa “bắt đúng bệnh”

Tuy đã có một số cải tiến nhưng xem ra, Công ty VPF vẫn chỉ mới chạm tới phần hình thức thay vì hướng đến mục tiêu cốt lõi là nâng chất lượng của các giải đấu. Cụ thể như việc tạo ra thể thức mới cho Cúp quốc gia, tăng thêm 1-2 trận đấu ở giai đoạn quyết định nhưng nếu không tạo ra sức hấp dẫn của cúp thì có tăng thêm trận đấu cũng chỉ khiến các đội chịu thêm gánh nặng mà thôi.

Tuy đã có một số cải tiến nhưng xem ra, Công ty VPF vẫn chỉ mới chạm tới phần hình thức thay vì hướng đến mục tiêu cốt lõi là nâng chất lượng của các giải đấu. Cụ thể như việc tạo ra thể thức mới cho Cúp quốc gia, tăng thêm 1-2 trận đấu ở giai đoạn quyết định nhưng nếu không tạo ra sức hấp dẫn của cúp thì có tăng thêm trận đấu cũng chỉ khiến các đội chịu thêm gánh nặng mà thôi.

Lấy ví dụ, một đội hạng Nhất hoặc một đội V-League nhưng đang trên đường xuống hạng, nếu “lỡ” vào đến vòng tứ kết Cúp quốc gia thì việc phát sinh thêm trận lượt về chỉ khiến họ mệt mỏi, dễ buông xuôi ngay từ trận lượt đi. Như vậy thì thay vì chỉ có 1 trận tẻ nhạt, có khi trở thành 2 trận chẳng ai muốn đi xem, chỉ gây thêm lãng phí. Nhưng nếu như có quy định việc lọt vào trận chung kết Cúp quốc gia lại được thưởng điểm hay hưởng 1 suất đá play-off để thăng hạng (hoặc trụ hạng) thì chắc chắn các CLB sẽ có mục tiêu cụ thể hơn rất nhiều. Cho dù điều này không phổ biến trên thế giới thì ở Việt Nam, nó lại có tác dụng.

B.Bình Dương hạ gục Hà Nội T&T (trái) trong trận chung kết Cúp quốc gia 2015 Ảnh: Q. Thắng

Cúp quốc gia hiện nay hoàn toàn không có chút động lực nào ngoài tiền thưởng (cũng khá khiêm tốn). Mọi chuyện sẽ khác nếu giải đấu đứng hàng thứ 2 trong hệ thống này có tài trợ cao, tiền thưởng dồi dào. Nhưng để có được điều này, lại phụ thuộc vào động lực thi đấu của các đội bóng. Việc phát sinh thêm trận đấu chưa giải quyết được bản chất của vấn đề. 

VIỆT  LONG

Tin cùng chuyên mục