Cho vay rồi... đi mượn

Sau rất nhiều cuộc chia tay của các tài năng thể thao, sắp đến, rất có thể đến lượt bóng bàn sẽ lại được TPHCM cho các địa phương khác “vay” tài năng của mình đào tạo như kiểu Bình Dương “nuôi” Tiến Minh ở môn quần vợt, Đà Nẵng “lấy” Lê Huỳnh Đức trong môn bóng đá… Thể thao thành tích cao của TPHCM sa sút ghê gớm và điều dễ nhận thấy nhất là những khán đài trống vắng tại sân Thống Nhất cũng như tại những nhà thi đấu thể thao bề thế, hiện đại vốn là niềm mơ ước của các địa phương.

Sau rất nhiều cuộc chia tay của các tài năng thể thao, sắp đến, rất có thể đến lượt bóng bàn sẽ lại được TPHCM cho các địa phương khác “vay” tài năng của mình đào tạo như kiểu Bình Dương “nuôi” Tiến Minh ở môn quần vợt, Đà Nẵng “lấy” Lê Huỳnh Đức trong môn bóng đá… Thể thao thành tích cao của TPHCM sa sút ghê gớm và điều dễ nhận thấy nhất là những khán đài trống vắng tại sân Thống Nhất cũng như tại những nhà thi đấu thể thao bề thế, hiện đại vốn là niềm mơ ước của các địa phương.

Không còn tài năng thì sẽ không có khán giả. Không khán giả cũng có nghĩa không còn đam mê thưởng lãm những cuộc tranh tài. Thông tin cho biết, những người làm thể thao của TPHCM đang cố gắng khôi phục lại sức mạnh cũ nhưng thật khó chờ đợi điều gì đặc biệt nếu như không thể làm sống lại tình yêu thể thao ngày nào.

Thành phố này đã từng tự hào với giải bóng bàn Cây vợt vàng đẳng cấp châu Á, với những giải bóng chuyền đỉnh cao thời còn đội Seaprodex và vô số các giải danh giá khác ở các môn cầu lông, võ thuật hay bóng đá. Còn nay, đa phần các trung tâm thi đấu đều phải tự làm dịch vụ ngoài thể thao đến nuôi sống nhân viên và cơ sở vật chất hoành tráng.

Tiêu biểu nhất là môn bóng đá. Giờ phải “mua” lại đội QK4 để có suất đá V-League dưới tên Navibank Sài Gòn. Vậy là cái ngày xưa dư thừa nay phải đi vay mượn để giữ lấy danh tiếng làng cầu Sài Gòn. Hy vọng rồi cũng sẽ có một đại diện bóng đá Sài Gòn “nở mày, nở mặt”, thế nhưng, cái việc làm sao để dân ghiền bóng đá Sài Gòn đến sân Thống Nhất xem Navibank đã thì không thể “vay, mượn” được.

Nguyên nhân của việc thể thao đỉnh cao sa sút không phải vì TPHCM thiếu nhân tài. Cốt lõi là không còn cách để giữ niềm đam mê và sự hãnh diện ở lại mà thôi. Vậy nên mới có chuyện đem tài năng “cho vay” để rồi sau đó phải “mượn” thành tích từ nơi khác.

V.Q.

Tin cùng chuyên mục