Năm 2000, khi Zola – Deschamps – Desailly thua Figo, Rivaldo, Kluivert
Chelsea hồi năm 2000 ở tứ kết, dưới thời HLV người Ý Gianluca Vialli, là một tập thể có nhiều ngôi sao. Họ có Gianfranco Zola, chân sút tài năng người Ý, kết hợp cùng “gã cao kều” người Na Uy Tore Andre Flo ở trên hàng công. Ở khu trung tâm, The Blues có bộ đôi Denise Wise và Didier Deschamp. Ở hàng hậu vệ, Chelsea có trung vệ thép Marcel Desailly. Đó là chưa kể Dan Petrescu (Rumani), Roberto di Matteo (người đã đưa Chelsea đến ngôi vô địch châu Âu hồi năm 2012). Nên nhớ, Deschamp và Desailly ở vào thời điểm đó đang là những nhà vô địch châu Âu và thế giới.
Nhưng ở phía bên kia sân, Barcelona còn khủng khiếp hơn. Họ sở hữu chân sút Hà Lan thượng thặng Patrick Kluivert. Họ có dàn cầu thủ Hà Lan đồng đều như là Philip Cocu, Frank de Boer, Boudewijn Zenden. Nhưng đặc biệt nhất, họ có 2 ngôi sao nổi danh nhất thời điểm đó, tiền vệ Luis Figo của Bồ Đào Nha và một Rivaldo còn thành danh trước cả Ronaldo. Pep Guardiola cũng góp mặt trong trận lượt về của Barcelona.
Ở trận lượt đi, Chelsea chiếm lợi thế với chiến thắng 3-1. Chỉ trong vòng 8 phút, từ phút thứ 30 đến phút thứ 38, Chelsea ghi liền 3 bàn thắng nhờ công của Zola và Andre Flo. Nhưng sau đó, Barca có bàn gỡ của Figo, một khoảnh khắc “bản lề”. Trong trận lượt về tại Nou Camp, Chelsea sụp đổ trước sức mạnh của Barca. Rivaldo mở tỷ số, Figo nâng tỷ số lên phút thứ 45. Chelsea có hy vọng nhen nhóm khi Flo rút ngắn tỷ số xuống còn 2-1, nhưng Daniel Garcia ghi bàn thứ 3, giúp Barca cân bằng tỷ số 2 lượt trận đi và về. Phút 99 của hiệp phụ, Rivaldo ghi bàn từ chấm 11 mét. Đến phút 104, Kluivert đặt dấu chấm hết. Thua 1-3 ở lượt đi, nhưng Barca thắng đến 5-1 trong trận lượt về.
Chelsea hồi năm 2000 ở tứ kết, dưới thời HLV người Ý Gianluca Vialli, là một tập thể có nhiều ngôi sao. Họ có Gianfranco Zola, chân sút tài năng người Ý, kết hợp cùng “gã cao kều” người Na Uy Tore Andre Flo ở trên hàng công. Ở khu trung tâm, The Blues có bộ đôi Denise Wise và Didier Deschamp. Ở hàng hậu vệ, Chelsea có trung vệ thép Marcel Desailly. Đó là chưa kể Dan Petrescu (Rumani), Roberto di Matteo (người đã đưa Chelsea đến ngôi vô địch châu Âu hồi năm 2012). Nên nhớ, Deschamp và Desailly ở vào thời điểm đó đang là những nhà vô địch châu Âu và thế giới.
Nhưng ở phía bên kia sân, Barcelona còn khủng khiếp hơn. Họ sở hữu chân sút Hà Lan thượng thặng Patrick Kluivert. Họ có dàn cầu thủ Hà Lan đồng đều như là Philip Cocu, Frank de Boer, Boudewijn Zenden. Nhưng đặc biệt nhất, họ có 2 ngôi sao nổi danh nhất thời điểm đó, tiền vệ Luis Figo của Bồ Đào Nha và một Rivaldo còn thành danh trước cả Ronaldo. Pep Guardiola cũng góp mặt trong trận lượt về của Barcelona.
Ở trận lượt đi, Chelsea chiếm lợi thế với chiến thắng 3-1. Chỉ trong vòng 8 phút, từ phút thứ 30 đến phút thứ 38, Chelsea ghi liền 3 bàn thắng nhờ công của Zola và Andre Flo. Nhưng sau đó, Barca có bàn gỡ của Figo, một khoảnh khắc “bản lề”. Trong trận lượt về tại Nou Camp, Chelsea sụp đổ trước sức mạnh của Barca. Rivaldo mở tỷ số, Figo nâng tỷ số lên phút thứ 45. Chelsea có hy vọng nhen nhóm khi Flo rút ngắn tỷ số xuống còn 2-1, nhưng Daniel Garcia ghi bàn thứ 3, giúp Barca cân bằng tỷ số 2 lượt trận đi và về. Phút 99 của hiệp phụ, Rivaldo ghi bàn từ chấm 11 mét. Đến phút 104, Kluivert đặt dấu chấm hết. Thua 1-3 ở lượt đi, nhưng Barca thắng đến 5-1 trong trận lượt về.
Chelsea thắng trận lượt đi, nhưng thua ở lượt về hồi năm 2000
Năm 2005, bùng nổ ở lượt về
Chelsea mùa giải đầu tiên dưới “triều đại” của Jose Mourinho chơi thứ bóng đá vừa chắc chắn, vừa bùng nổ. Thua 1-2 trong trận lượt đi, khi cả 3 người ghi bàn đều là của Barcelona – Juliano Belletti đá phản lưới nhà, nhưng Maxi Lopex và Samuel Eto’o đã giúp Barca vượt lên dẫn ngược với cách biệt 1 bàn, Chelsea của Mourinho cần phải thắng sảng khoái ở trong trận lượt về tại Stamford Bridge. Chỉ trong vòng 20 phút, Chelsea đã có đến 3 bàn thắng để vượt lên dẫn trước 3-0, nhờ công của Eidur Gudjohnsen (phút thứ 8 của trận đấu) – một cú đệm bóng cận thành sau khi gặt bóng “bẻ lưng” một hậu vệ của Barcelona; của Lampard (ở phút thứ 17) – khi tận dụng tình huống bắt bóng ói ra của thủ môn Victor Valdes sau pha dứt điểm của Joe Cole; và của Damien Duff (phút thứ 19) – pha phá bẫy việt vị từ đường chọc khe của Joe Cole để đối diện với Valdes và một cú sửa bóng bằng chân trái nhẹ nhàng. Barcelona sau đó đã vùng lên, khi mà Ronaldinho liên tục ghi 2 bàn, giúp cho đội khách sống lại hy vọng. Thậm chí, chính Barcelona mới là đội giữ lợi thế với 2 bàn thắng ghi được trên sân đối phương. Đầu tiên, Paulo Ferreira để bóng chạm tay trong vòng cấm địa. Trên chấm 11 mét ở phút thứ 27, Ronaldinho không mắc phải sai lầm nào, dù Petr Cech đã đổ người đúng hướng. Đến phút thứ 38, tiền đạo người Brazil đã lập siêu phẩm – trước đám đông những cầu thủ áo Xanh, anh lắc chân trước khi thực hiện cú chích mũi giày khiến cả Ricardo Carvalho lẫn Cech phải đứng im bất lực. 2-3 cho Barcelona.
Tuy nhiên, pha “lắc đầu” ở phút thứ 76 của thủ quân John Terry đã đặt dấu chấm hết cho số phận trận đấu. Chelsea thắng chung cuộc 5-4. Sau đó, đoàn quần của Mourinho còn đánh bại cả Bayern Munich với tỷ số 6-5 ở tứ kết và chỉ chịu dừng bước trước “bàn thắng ma” của Luis Garcia (Liverpool) ở bán kết. Đó là một mùa giải hiếm hoi, đội bóng đánh bại Barca không thể đăng quang Champions League.
Chelsea thắng Barcelona 4-2 ở trận lượt về năm 2005
Năm 2005-2006, 4 lần chạm trán Barcelona
Chỉ tính riêng trong 2 năm 2005-2006, Chelsea đã có 4 lần chạm trán đội bóng xứ Catalan. Ở mùa giải 2005-2006, Chelsea lại đối mặt với đối thủ ở vòng 16 đội. Chelsea thua 1-2 ở trận lượt đi (Terry đá phản lưới nhà) và bị cầm hòa 1-1 trong trận lượt về (Ronaldinho ghi bàn duy nhất cho Barca, Lampard gỡ 1-1 trên chấm 11 mét nhưng tất cả đã muộn). Đến mùa giải 2006-2007, 2 đội lại đối mặt nhau, nhưng là lần đầu tiên ở vòng đấu bảng. Didier Drgoba ghi bàn thắng duy nhất trong trận lượt đi. Hai đội hòa 2-2 ở lượt về (Deco và Gujohnsen ghi bàn cho Barcelona, Lampard và Drogba lập công cho Chelsea). Cả 2 đội dắt tay nhau vào vòng đấu loại trực tiếp, nhưng sau đó đều bị loại bởi… Liverpool.Năm 2009, bất công ở Stamford Bridge
Đại đa số các CĐV Chelsea đều… “không thể nào quên” trận đấu đầy bất công ở sân Stamford Bridge, đó là trận đấu lượt về bán kết mùa giải 2008-2009. Trong trận lượt đi, Chelsea cầm hòa Barca 0-0. Ở lượt về, Chelsea sớm có bàn mở tỷ số ngay ở phút thứ 9, sau cú sút sấm sét ngoài vòng cấm địa của Michael Essien. Chelsea đã chơi một thế trận rất chắc chắn, những pha lên bóng của đội chủ nhà đều rất lợi hại, buộc các cầu thủ đội khách phải liên tục phạm lỗi. Phút thứ 66, Chelsea có ưu thế hơn người khi Eric Abidal bị đuổi khỏi sân. Nhưng Chelsea không thể có bàn thắng gia cố ưu thế. Trọng tài người Na Uy Tom Henning Ovrebo, trong một đêm thiên vị quá rõ ràng cho Barcelona, đã bỏ qua 2, 3 tình huống Drogba bị phạm lỗi trong vòng cấm địa, ít nhất 2 tình huống Nicolas Anelka bị kéo ngã trong vòng 16 mét 50 và 2 tình huống các hậu vệ Barcelona để bóng chạm tay.
Chỉ tính riêng trong 2 năm 2005-2006, Chelsea đã có 4 lần chạm trán đội bóng xứ Catalan. Ở mùa giải 2005-2006, Chelsea lại đối mặt với đối thủ ở vòng 16 đội. Chelsea thua 1-2 ở trận lượt đi (Terry đá phản lưới nhà) và bị cầm hòa 1-1 trong trận lượt về (Ronaldinho ghi bàn duy nhất cho Barca, Lampard gỡ 1-1 trên chấm 11 mét nhưng tất cả đã muộn). Đến mùa giải 2006-2007, 2 đội lại đối mặt nhau, nhưng là lần đầu tiên ở vòng đấu bảng. Didier Drgoba ghi bàn thắng duy nhất trong trận lượt đi. Hai đội hòa 2-2 ở lượt về (Deco và Gujohnsen ghi bàn cho Barcelona, Lampard và Drogba lập công cho Chelsea). Cả 2 đội dắt tay nhau vào vòng đấu loại trực tiếp, nhưng sau đó đều bị loại bởi… Liverpool.Năm 2009, bất công ở Stamford Bridge
Đại đa số các CĐV Chelsea đều… “không thể nào quên” trận đấu đầy bất công ở sân Stamford Bridge, đó là trận đấu lượt về bán kết mùa giải 2008-2009. Trong trận lượt đi, Chelsea cầm hòa Barca 0-0. Ở lượt về, Chelsea sớm có bàn mở tỷ số ngay ở phút thứ 9, sau cú sút sấm sét ngoài vòng cấm địa của Michael Essien. Chelsea đã chơi một thế trận rất chắc chắn, những pha lên bóng của đội chủ nhà đều rất lợi hại, buộc các cầu thủ đội khách phải liên tục phạm lỗi. Phút thứ 66, Chelsea có ưu thế hơn người khi Eric Abidal bị đuổi khỏi sân. Nhưng Chelsea không thể có bàn thắng gia cố ưu thế. Trọng tài người Na Uy Tom Henning Ovrebo, trong một đêm thiên vị quá rõ ràng cho Barcelona, đã bỏ qua 2, 3 tình huống Drogba bị phạm lỗi trong vòng cấm địa, ít nhất 2 tình huống Nicolas Anelka bị kéo ngã trong vòng 16 mét 50 và 2 tình huống các hậu vệ Barcelona để bóng chạm tay.
Để rồi, ngay sau khi Guardiola sang băng ghế huấn luyện của Chelsea để bắt tay với Guss Hiddind trong tâm trạng “thua tâm phục khẩu phục”, cú nã đại bác của Andres Iniesta đã giúp Barca gỡ hòa 1-1, nhưng lại có ưu thế bàn thắng sân khách.
Iniesta sau bàn thắng gỡ hòa
Sau đó, Ovrebo tiếp tục từ chối thổi phạt đền cho Chelsea trong con phẫn nộ của các cầu thủ áo Xanh. “Thuyết âm mưu” UEFA không muốn 2 đội bóng Anh lọt vào chung kết Champions League 2 lần liên tiếp vẫn là một nghi án, và Chelsea, chưa bao giờ thôi nguôi ngoai kết quả đầy bất công này.
Michael Ballack phản ứng dữ dội quyết định của trọng tài Ovrebo
Năm 2012, “nhát dao” ở Nou Camp
Nhiều người nói rằng, Chelsea đã lên ngôi vô địch châu Âu hồi năm 2012 là “may mắn”, nhất là Chelsea vượt qua Barcelona trong một trận đấu bị dồn ép hoàn toàn. May mắn cũng có phần nào. Trong cả 2 lượt trận đi và về, 4 lần bóng đã “rung trúng” khung thành thủ môn Petr Cech, 2 lần xà ngang và 2 lần cột dọc. Cũng ở cả 2 trận lượt đi và về, Barcelona thường chơi bóng ở 3/4 sân đấu, Chelsea không chỉ chơi nửa sân mà nhiều khi còn bị dồn về 1/4 phần sân nhà.
Nhưng như thế thì sao, những “nhát dao” bén nhọn mới chính là thứ khiến Barcelona gục ngã. Cú phất bóng của Lampard, pha hãm ngực và cú căng ngang của Ramires, tình huống đệm bóng bằng lòng của Drogba, và bàn thắng duy nhất trong trận lượt đi.
Nhưng như thế thì sao, những “nhát dao” bén nhọn mới chính là thứ khiến Barcelona gục ngã. Cú phất bóng của Lampard, pha hãm ngực và cú căng ngang của Ramires, tình huống đệm bóng bằng lòng của Drogba, và bàn thắng duy nhất trong trận lượt đi.
Chelsea thắng 1-0 ở lượt đi nhờ bàn thắng duy nhất của Drogba
Cú chọc khe của Lampard, Ramires xuất hiện từ “hư không” (theo đúng lời BLV trên truyền hình) và cú lốp bóng “thần thánh” mang phong cách của một ngươi Brazil. Chelsea quay lại từ “cõi chết”, từ bất lợi bị dẫn 0-2 và thua thiệt 1 người (Terry bị đuổi). Để rồi trong suốt hiệp 2, 10 chàng trai áo Xanh đứng vững trước sức ép kinh người của đội bóng số 1 thế giới ở vào thời điểm đó, và rồi, pha thoát xuống như vũ bão của Fernando Torres, cú qua người Valdes và dứt điểm vào lưới trống như “nhát dao” định mệnh, cứa cổ một “cỗ thi thể đang cố ngáp những hơi thở cuối cùng”.
May mắn hồi năm 2012, đi kèm với bản lĩnh và sự gan lỳ, là thước đo của một tập thể đã trải qua nhiều phong ba – bão táp, nhiều bất công và nước mắt, từ đêm mưa Moskva đến đêm bất công ở Stamford Bridge, nhưng vẫn hiêng ngang đứng lên chống lại bão tố để viết nên lịch sử từ 2 bàn tay trắng để chứng minh cho cả châu Âu, cả thế giới thấy rằng, truyền thống vốn luôn được xây dựng từ “hư không”, ngay xuất phát điểm ban đầu, chẳng có đội bóng nào có bề dày truyền thống cả.
Chelsea thắng ở Nou Camp nhờ may mắn, nhưng cũng nhờ bản lĩnh
Conte: “Chúng tôi phải sẵn sàng”
Hai trận đấu diễn ra vào năm sau, sẽ lại là ân tình mới, của “cặp đấu đầy duyên nợ”, là Chelsea và Barcelona. Lá thăm đã làm nên phần việc của mình, và đây là lúc những người đàn ông tiến lên, sẵn sàng cho một cuộc chiến mới, không kêu ca phàn nàn, hay than vãn số phận. Antonio Conte cho biết: “Kết quả bốc thăm là như vậy, và sự phản ứng của chúng tôi phải là lạc quan, như những gì các bạn đã biết. Khi bạn bước đến vòng đấu này, bạn phải sẵn sàng chống lại bất kỳ đội bóng nào. Trong trường hợp này, chúng tôi phải sẵn sàng cho Barcelona”.
Antonio Conte: "Chúng tôi phải sẵn sàng
HLV Ernesto Valverde của Barcelona thừa nhận: “Đây là một kết quả bốc thăm đầy khó khăn dành cho chúng tôi, vì tính chất trọng đại của đối thủ. Nhưng chúng tôi phấn khích, ngay cả khi kết quả bốc thăm mang đầy thách thức. Chelsea là nhà vô địch Premier League, họ là đội bóng mạnh và khỏe khoắn với một hệ thống chiến thuật rõ ràng. Với bản hợp đồng của Morata, họ có thêm tốc độ trên hàng công”.
Những con số đáng chú ý
0 – Dù đã ghi được 525 bàn cho Barcelona, nhưng Lionel Messi chưa bao giờ chọc thủng lưới Chelsea trong 8 lần đối mặt. Ở trận lượt về hồi năm 2012, anh thậm chí còn… dứt điểm trúng xà ngang từ chấm phạt đền. Không phải tự nhiên Messi đã nói: “Có rất nhiều cầu thủ ghét Chelsea còn hơn Real Madrid. Tôi chưa bao giờ nghĩ bản thân sẽ nói điều này. Tôi cũng chưa bao giờ nghĩ, tôi sẽ trông thấy điều gì tồi tệ hơn sự kình địch giữa Boca và River Plate, hay là giữa Argentina và Brazil. Nhưng đây là như vậy. Chúng tôi thích chơi với Arsenal, Manchester United hay bất kỳ ai khác hơn là phải ở trên sân đấu với Chelsea”.
0 – Dù đã ghi được 525 bàn cho Barcelona, nhưng Lionel Messi chưa bao giờ chọc thủng lưới Chelsea trong 8 lần đối mặt. Ở trận lượt về hồi năm 2012, anh thậm chí còn… dứt điểm trúng xà ngang từ chấm phạt đền. Không phải tự nhiên Messi đã nói: “Có rất nhiều cầu thủ ghét Chelsea còn hơn Real Madrid. Tôi chưa bao giờ nghĩ bản thân sẽ nói điều này. Tôi cũng chưa bao giờ nghĩ, tôi sẽ trông thấy điều gì tồi tệ hơn sự kình địch giữa Boca và River Plate, hay là giữa Argentina và Brazil. Nhưng đây là như vậy. Chúng tôi thích chơi với Arsenal, Manchester United hay bất kỳ ai khác hơn là phải ở trên sân đấu với Chelsea”.
Messi chưa bao giờ ghi bàn vào lưới Chelsea
1 – Eidur Gudjohnsen là cầu thủ duy nhất đã ghi bàn vào lưới của Barcelona trong màu áo Chelsea và ghi bàn vào lưới Chelsea trong màu áo của Barca.
2 – Hiện chỉ còn 2 cầu thủ Chelsea, là David Luiz và Garry Cahill, là “chứng nhân” của trận cầu lịch sử tại Nou Camp hồi năm 2012.
7 – Chelsea hiện đang có chuỗi 7 trận “bất khả chiến bại” khi đối đầu với Barcelona, bắt nguồn từ trận hòa 1-1 tại sân Nou Camp hồi tháng 3-2006. Trong cuỗi 7 trận “bất khả chiến bại” này, Chelsea đã hòa cả 4 trận ở Nou Camp, thành tích mà không đội bóng châu Âu nào làm được.
18 – Cả 2 đội đều đã ghi được… 18 bàn vào lưới của nhau!