Borussia Dortmund vào chung kết Champions League: Tưởng không may, lại may không tưởng

Với việc các CLB lớn bắt đầu quan tâm đến cùng một nhóm cầu thủ, Dortmund buộc phải điều chỉnh chiến lược chuyển nhượng của họ và có ngờ đâu giải pháp tình thế đó đã đưa họ đến cơ hội vô địch Champions League

Borussia Dortmund vào chung kết Champions League: Tưởng không may, lại may không tưởng

Trở lại tháng 1, khi Dortmund chỉ hy vọng lọt vào tứ kết Champions League chứ không phải là vào đến trận chung kết, họ đã cố gắng củng cố mùa giải của mình bằng cách chiêu mộ một loạt cầu thủ trẻ người Anh. Đội hình của Chelsea được đặc biệt quan tâm.

Nhưng không còn những bản hợp đồng cổ điển của Dortmund. Mục tiêu dành các vị trí ra sân cho các cầu thủ trẻ tiềm năng đã không còn phù hợp. Sự phát triển của cả thị trường chuyển nhượng và chiến thuật bóng đá khiến hàng loạt CLB hàng đầu thế giới nay cũng ưu tiên sử dụng cầu thủ trẻ. Real Madrid là ví dụ điển hình. Thế là Dortmund đã mất đi điểm bán hàng độc nhất của mình. Thế giới xung quanh họ đã thay đổi.

Điều này hiện đang buộc Dortmund phải thay đổi. Họ buộc lòng phải tái sử dụng các cầu thủ từng bán đi. Ấy vậy mà đội bóng tệ nhất thập kỷ của Dortmund đã đạt đến đẳng cấp cao nhất có thể. Một CLB từng không ngừng nghĩ về tương lai cuối cùng cũng có được khoảnh khắc ở hiện tại. Một trong những đội trẻ nhất ở Champions League hiện là một trong những đội có tuổi bình quân lớn nhất.

Tuy nhiên, một yếu tố cốt lõi trong bản sắc hiện đại của CLB không thay đổi. Dortmund rõ ràng là đội yếu hơn khi bước vào trận chung kết Champions League này, một lần nữa tìm cách thách thức các cường quốc lớn hơn. Họ đã được chọn làm vị cứu tinh của giải đấu này, hiểu theo nghĩa là họ thuộc sở hữu của người hâm mộ nhưng vượt qua gã nhà giàu Paris Saint-Germain để đối mặt với đội bóng lớn nhất của châu Âu. Champions League đang đứng trước ngưỡng cửa một điều khác biệt: Không ai có doanh thu hàng năm dưới 460 triệu euro (391 triệu bảng) từng vô địch Champions League kể từ năm 2013, và đó là khi Bayern Munich đánh bại Dortmund. Doanh thu của Dortmund mùa trước là 420 triệu euro, nhưng nay thì đang chuẩn bị đá chung kết.

Khi Michel Platini bị buộc phải từ chức chủ tịch UEFA vào năm 2016, Real Madrid và Bayern Munich đã tận dụng khoảng trống quyền lực để thúc đẩy các cuộc cải cách, trong đó có nhiều tiền hơn được chuyển đến các CLB có thành tích tốt tại Champions League trong hơn chu kỳ 10 năm. Kể từ năm 2018, khi những thay đổi này có hiệu lực, số tiền 210 triệu euro mà Dortmund nhận được nhiều hơn tất cả trừ 9 câu lạc bộ khác. Sức mạnh tài chính như vậy là một lý do khiến họ được mời tham gia Super League.

France_Soccer_Champions_League_98556.jpg

Dortmund ngay lập tức từ chối vì biết rằng người hâm mộ của họ sẽ không bao giờ chấp nhận điều đó. Dortmund liên tục có doanh thu cao thứ 11 hoặc 12 ở châu Âu kể từ năm 2012, đó là thời điểm đội bóng vĩ đại đầu tiên của Jurgen Klopp bắt đầu kỷ nguyên này. Mùa giải duy nhất kể từ đó đi chệch khỏi con số đó là mùa giải 2021-22, khi họ đứng thứ 13.

Chính sự ổn định này dẫn đến sự trì trệ. Luôn là câu lạc bộ xếp thứ 12 của châu Âu về doanh thu nhưng họ luôn là đội đứng thứ hai ở Bundesliga và phương diện tiền bạc lẫn thành tích. Mặc dù Dortmund giàu có nhưng họ chỉ giàu bằng một nửa Bayern Munich. Điều này có nghĩa là họ phải thích nghi, đặc biệt nhắm đến những cầu thủ trẻ hơn. Thế là chả bao giờ đội bóng Vàng – Đen trở thành một đội đáng gờm khi cứ phải bán liên tục các tài năng.

Họ không được kỳ vọng sẽ vô địch Bundesliga nên đã ngừng phấn đấu. Ví dụ rõ nét nhất cho tình trạng ấy chính là cuối mùa giải 2022-23, khi đội bóng của Edin Terzic bằng cách nào đó đã đánh mất danh hiệu vào ngày cuối cùng. Khao khát bị mất đi, thế là dù họ có chơi tốt đến mấy cũng không được gì cả. Nói theo ngôn ngữ kinh tế, thì họ tự mắc vào “bẫy thu nhập trung bình”. Chính sách được ban hành bởi giám đốc điều hành sắp mãn nhiệm Hans-Joachim Watzke đã lạc lối.

Điều này được củng cố khi họ lọt vào trận chung kết Champions League thứ ba trong lịch sử của mình. Không còn có thể ký hợp đồng với những Bellingham hay Erling Haaland mới, Dortmund buộc phải đi theo những con đường khác. Hoạt động kinh doanh của họ đã trở nên thực dụng hơn nhiều, có thể thấy rõ qua việc ký hợp đồng với những cầu thủ như Niclas Fullkrug và Marcel Sabitzer. Việc họ có Sancho phiên bản 2024 cũng tương tự.

Đội hình của họ giờ trông giống như một thứ gì đó ở Serie A vào đầu những năm 2010, nơi các CLB phải dùng đến các thỏa thuận để có cầu thủ dưới dạng cho mượn hoặc tự do. Đợt tuyển dụng gần đây đã chứng kiến ​​độ tuổi trung bình của đội tăng từ 26 mùa trước lên 28 tuổi mùa này. Đó là sự gia tăng rõ rệt so với thời kỳ đỉnh cao của kỷ nguyên trước đó vào năm 2012, khi Klopp có đội hình trẻ thứ hai tại Champions League, sau Ajax. Điều đó tiếp tục kéo dài đến mùa giải trước khi họ vẫn còn đội hình trẻ thứ sáu tại giải.

May mắn đã đóng một vai trò của nó. Với các cầu thủ kỳ cựu, chiến thuật của HLV Terzic cũng ảnh hưởng đến điều này, dựa trên cách họ thích nghi với hoàn cảnh. Họ dễ dàng tìm thấy các trận hòa có lợi cho mình và biết cách thực dụng để đánh bại đối phương mạnh hơn. Cũng nhờ thế mà họ vẫn có cơ hội để vượt qua Real trong trận chung kết nhờ các cầu thủ lớn tuổi như khao khát chiến thắng thì vô cùng.

Tin cùng chuyên mục