Biết tin ai đây?

1. Một đội bóng chỉ tập hợp các cầu thủ dạng bán chuyên nghiệp của Nhật Bản đã “làm gỏi” đội U.23 Việt Nam ngay trên sân Hàng Đẫy với tỷ số 4-0 ngay trong thời điểm mà giới mộ điệu Việt Nam đang “phát sốt” vì việc có đến 3 cầu thủ sang J-League 2 và K-League đá bóng với những mức phí chuyển nhượng rất cao nếu so với độ tuổi và kinh nghiệm thi đấu của họ.

1. Một đội bóng chỉ tập hợp các cầu thủ dạng bán chuyên nghiệp của Nhật Bản đã “làm gỏi” đội U.23 Việt Nam ngay trên sân Hàng Đẫy với tỷ số 4-0 ngay trong thời điểm mà giới mộ điệu Việt Nam đang “phát sốt” vì việc có đến 3 cầu thủ sang J-League 2 và K-League đá bóng với những mức phí chuyển nhượng rất cao nếu so với độ tuổi và kinh nghiệm thi đấu của họ.

Biết tin ai đây? ảnh 1

Các tuyển thủ U.23 Việt Nam (trái) chơi khá mờ nhạt trước đối thủ Nhật Bản. Ảnh: Minh Hoàng

Tất nhiên, bản chất của việc những Công Phượng, Tuấn Anh sang Nhật hay Xuân Trường sang Hàn Quốc cũng như những mức phí lên đến vài tỷ đồng, thì chỉ có những người trong cuộc mới biết. Hơn nữa, các cầu thủ Việt Nam được tính vào “ngoại binh” nên có thể được “ưu tiên” hơn các cầu thủ Nhật Bản, Hàn Quốc cũng có thể hiểu được. Vấn đề gây thắc mắc lớn nhất là về chuyên môn, tức là liệu những cầu thủ trẻ Việt Nam có được ra sân hay đơn thuần chỉ là một thương vụ mang ý nghĩa hình ảnh giữa các CLB với nhau?

Đương nhiên là phải thắc mắc về chuyện này sau khi U.23 Việt Nam thua trắng JFL Selection. Đội bóng Nhật Bản này nôm na là tập hợp của các cầu thủ xuất sắc nhất của các giải bán chuyên (Giải chuyên nghiệp Nhật Bản có 3 hạng đấu, dưới mức đó gọi chung là JFL). Những cầu thủ này chưa đủ chuẩn trở thành cầu thủ chuyên nghiệp để có thể được những đội J-League chú ý đến và cứ sau mỗi mùa bóng, họ lại tập hợp lại để đi “chào hàng” như kiểu các ngoại binh châu Phi đến Việt Nam thử việc vậy. Theo một chuyên gia người Nhật thì cơ hội của các cầu thủ này được đá J-League chưa quá 1%.

2. Không thể lấy kết quả thi đấu hôm qua để phân định đẳng cấp giữa cầu thủ 2 đội, tuy nhiên ít nhiều cũng cho thấy số lượng cầu thủ Nhật Bản có trình độ cao hơn thành phần “ưu tú tương lai” của Việt Nam là vô số kể. Thế thì nếu họ không có cơ hội đá J-League thì tại sao các cầu thủ chỉ mới đá 1 mùa tại V-League như Công Phượng, Tuấn Anh lại có điều đó?

Nếu cho rằng sự quan tâm này đến từ đội U.19 năm trước thì cũng không hẳn đúng. Xin nhớ là dàn cầu thủ U.19 của Nhật Bản hồi năm ngoái cũng chẳng có mấy người được đưa vào đội hình dự bị của các đội J-League 1 và 2. Tiêu biểu như tại đội bóng Mito Hollyhock mà Công Phượng sẽ khoác áo mùa sau có hậu vệ trẻ Hirose Rikuto, người từng kèm Công Phượng ở trận Việt Nam – Nhật Bản tại VCK U.19 châu Á năm 2014. Thế nhưng hiện cầu thủ này vẫn đang đá ở đội trẻ chứ không được vinh dự lên đội 1 như Công Phượng. Tại sao người Nhật Bản còn chưa tạo điều kiện cho các tài năng trẻ của mình nhưng lại ưu ái cầu thủ Việt Nam?

Cũng cần phải lưu ý: Những thông tin trên không đưa ra bất kỳ kết luận nào, bởi việc tuyển chọn cầu thủ của các CLB đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc có thể dựa trên những yếu tố mà họ nhìn thấy về tiềm năng của cầu thủ Việt. Có thể những Công Phượng, Tuấn Anh hay Xuân Trường sẽ phát huy được tài năng ở môi trường chuyên nghiệp ấy. Nhưng nói cho cùng, đấy là câu chuyện của tương lai trong khi đó, thực tế thì cho thấy những chuyến đi của cầu thủ Việt không dễ dàng như cách mà người hâm mộ đang được biết hiện nay. Cứ xem kết quả một trận giao hữu “thật tình” như hôm qua thì khoảng cách giữa Việt Nam và châu Á hãy còn lớn lắm.

HỒ VIỆT

Tin cùng chuyên mục