Olympic Việt Nam và chiến dịch Asian Games 2014
Có nhiều trục trặc đã xảy ra khi Olympic Việt Nam chuẩn bị cho Asian Games 2014, thậm chí đến lúc lên đường vẫn trắc trở, nhưng đội bóng của HLV Miura vẫn đặt niềm tin: tiền hung, hậu kiết.
1. U19 Việt Nam đang giúp người hâm mộ Việt Nam sống trong một giấc mơ đẹp. Kể cả khi chúng ta thua Nhật Bản, khán giả vẫn hài lòng. Một không khí đầy mơ mộng như vậy rất hợp với bóng đá Việt Nam hiện thời khi nỗi thất vọng đã quá nhiều, quá đủ khiến người ta không muốn nhìn nhận đến thực tế.
Vậy nên, trận thua sát nút trước người Nhật ngay lập tức có thể được nhận định rằng chúng ta có thể đạt đến đẳng cấp của đối thủ. Bàn thắng từ cú đá phạt đền điệu nghệ của Công Phượng nhanh chóng được so sánh với những ngôi sao hàng đầu thế giới. Đa số đều tin rằng, chỉ cần nỗ lực hơn, có thêm thời gian thì U19 Việt Nam sẽ đá ngang ngửa, thậm chí có thể thắng được đội bóng số 1 châu Á như Nhật Bản. Xung quanh U19 Việt Nam, hầu như chẳng có cái gì đáng chê trách. Nói họ đang gieo giấc mơ cho người hâm mộ, là vì vậy.

Có nên để cổ động viên Việt Nam quen dần với thất bại của U19 Việt Nam bởi lối đá đẹp?
2. Nhưng có những thực tế, dù không muốn, vẫn phải nhìn nhận. Ví dụ như việc người ta cho rằng nếu U19 Việt Nam cải thiện được khả năng phòng ngự, dày dạn kinh nghiệm hơn thì đâu kém gì Nhật Bản. Nhưng người ta quên rằng, một đội bóng không được phép phạm lỗi thô bạo, không biết chơi tiểu xảo, không được ngừng tấn công thì làm sao có thể giỏi đá phòng thủ cho được. Hơn nữa, trước một đối thủ như Nhật Bản, khi họ tăng tốc thì U19 Việt Nam bị ép hẳn về phần sân nhà. Muốn tấn công cũng chẳng được, muốn phòng ngự “đẹp” cũng chẳng được, nếu không đá rát để chùn chân đối thủ thì làm sao tránh bị thủng lưới.
Bình luận viên VTV “cao hứng” cho rằng U19 Việt Nam đã “chơi được nhiều đấu pháp” khi chuyển từ tấn công sang phòng ngự mà quên mất chuyện U19 Nhật Bản đang ép sân toàn diện. Suốt thời gian từ giữa hiệp 1 đến đầu hiệp 2, U19 Việt Nam chỉ phản công được 3 lần, không thực sự gây nguy hiểm. Như vậy là chúng ta không biết đá phản công khiến chiếm được lợi thế ghi bàn trước. Đã không biết phản công, làm sao chơi phòng thủ một cách chủ động được.
Và ngay cả bàn thắng của Công Phượng cũng không hẳn là một chi tiết đáng khích lệ trên thực tế. Cú đá panenka ấy thực ra cầu thủ nào có kỹ thuật cũng làm được nhưng thông thường, nó chỉ diễn ra ở các buổi đá tập, không được các HLV khuyến khích sử dụng trong trận đấu có tính quan trọng và đặc biệt là ở trong hoàn cảnh bị dẫn bàn. Bàn thắng của Công Phượng gây phấn khích cho khán giả, tiền đạo này tự tin sút bóng bởi được khuyến khích đá như thế với cái quan điểm “đá đẹp rồi thua cũng được”.
3. Tất nhiên, với lứa tuổi U19, cách mà những cầu thủ của chúng ta đang thể hiện thật đáng khích lệ. “Khán giả luôn đúng”, cứ nhìn gương mặt hạnh phúc và bầu không khí trên cầu trường Mỹ Đình thì rõ ràng, những gì U19 đang làm thật đáng quý.
Nhưng trước sau gì họ cũng phải va chạm với thực tế. Cụ thể là trận đấu với U19 Myanmar tối nay. Ai cũng tin rằng, việc đá bại U19 Myanmar là điều sẽ xảy ra nhất là khi đã chơi trận rất hay trước U19 Nhật Bản. Nhưng nếu thua trận thì sao? Chúng ta ứng xử với thất bại ấy như thế nào đây?
Đừng xin thêm thời gian nữa. Với bóng đá trẻ, khi chúng ta tiến bộ, đối phương cũng tiến bộ theo quá trình của tuổi tác. 6 tháng, 1 năm nữa U19 Việt Nam sẽ hoàn thiện các điểm yếu của mình thì đối thủ cũng thế. Bây giờ chúng ta thua U19 Nhật Bản 1 bàn cách biệt thì không có nghĩa 1-2 năm nữa chúng ta sẽ hòa và tiến đến chuyện thắng. Với U19 Myanmar cũng thế, nếu thật sự U19 Việt Nam có tiến bộ thì phải tìm cách để thắng họ trong trận đấu tối nay sau khi đã thua cách đây vài tuần lễ. U19 Việt Nam có thể thua đẹp trước U19 Nhật Bản mà vẫn nhận được tán thưởng nhưng liệu có nên thua đẹp trước U19 Myanmar hay không?
Câu hỏi đấy chính là thực tế mà từ cầu thủ, đến người hâm mộ và cả giới truyền thông phải đối diện.
Thanh Chi