Barca “bơm máu” cho Man City thành công và giờ phải ...học theo?

Gần một tuần sau El Classico đầu tiên trong mùa, HLV Xavi đã đề cạp về thái độ cũng như các phát biểu của tân binh Ilkay Gundogan sau trận thua 1-2 trước kình địch Real Madrid. Đại ý, Gundogan đã chỉ trích Barca đã thiếu "thất vọng, tức giận và cảm xúc" sau trận thua đầu tiên trong mùa giải. Nói một cách vòng vo, Xavi cho biết anh đồng ý với những gì tiền vệ của mình đã nói. Rối đến chiến thắng 1-0 nhọc nhằn trước Real Sociedad hồi đầu tháng 11, chính Xavi chỉ trích phong độ của đội mình.
Barca “bơm máu” cho Man City thành công và giờ phải ...học theo?

Gundogan là công thần của cú ăn 3 mùa trước, đến từ Man City và đủ tư cách để nêu bật sự khác biệt giữa những gì anh đã quen ở CLB cũ và những gì anh tìm thấy ở Barcelona. Nhưng Gundogan chẳng phải là người đầu tiên, trước đó một công thần khác của Man xanh là Sergio Agüero cũng đã nói ra sự tương phản giữa 2 đội bóng, mặc dù khi đó, Xavi chưa làm HLV. Aguero nói: “Tại City, chúng tôi đến trước giờ tập một tiếng rưỡi trong khi ở đây chỉ cần đi sớm 30 phút. Tôi nghĩ, tôi sẽ đến trước ít nhất một giờ và thử đến phòng tập thể dục hoặc làm gì đó, nhưng không có ai ở đó cả. Tất cả đều đóng cửa."

Lời thật thì mất lòng, nhất là nó đến từ những người đã ở Man City một thời gian dài và rõ ràng là Barca đang chưa thực sự đạt đến tầm vóc của mình. Họ vừa thua 2, hòa 1 trong 5 trận đã qua và đang bị chỉ trích về màn trình diễn ngay cả khi giành chiến thắng. Ngay ở Champions League, sau các mùa giải liên tiếp bị loại ở vòng bảng, thì bây giờ Barca cũng chưa bảo đảm gì cả.

Vài ngày sau El Classico, Gundogan đã có những lý giải của mình trong cuộc họp toàn đội. Tuyển thủ Đức đang tìm cách sử dụng thành công và bí quyết của mình trong 7 năm gắn bó với Man City – nơi anh đã giành được 14 danh hiệu, bao gồm 5 chức vô địch Premier League và một chức vô địch Champions League – để đưa Barca trở lại vị trí dẫn đầu. Chi tiết này bản thân nó cũng đầy mâu thuẫn. Barca từng là chuẩn mực cho nhiều CLB trên khắp thế giới. Các đội muốn copy mô hình Barça và tích hợp phong cách chơi vốn là dấu ấn trong chiến thắng của họ dưới thời Pep Guardiola, khi họ giành được 3 chức vô địch LaLiga và 2 chức vô địch Champions League từ năm 2008 đến 2012.

Điều thú vị là chính Man City đi đầu trong số các CLB muốn được như Barca, thậm chí họ còn đưa về một loạt cựu nhân viên Barca để dẫn dắt sự thay đổi. Trong những năm kể từ đó, các nhà vô địch Anh và châu Âu đã làm tốt đến mức tình thế giờ đã đảo ngược: Barça dường như muốn những gì Man City có. Họ đã nhắm tới nhiều cầu thủ Man City trong những năm gần đây vì họ thèm muốn những cầu thủ chịu ảnh hưởng của Guardiola ở Premier League.

Tiền vệ Gündogan, hậu vệ cánh João Cancelo và tiền đạo Ferran Torres đều gia nhập từ Man City. Họ mong muốn ký hợp đồng với Bernardo Silva, trong khi chuyên gia dinh dưỡng Sílvia Tremoleda đã trở lại Barcelona sau khi làm việc với Guardiola tại Man City. Tất nhiên là không có bí mật nào cả khi giữa 2 đội có sự luân chuyển về mặc con người, nhhư câu hỏi đặt ra là Barca có làm được như Man City hay không?

Aguero, Xavi, Guardiola và Begiristain

Aguero, Xavi, Guardiola và Begiristain

Vì ở Man City, tất cả là sự ổn định và nhất quán. Giám đốc điều hành Ferran Soriano và giám đốc bóng đá Txiki Begiristain, cả hai đều từng khoác áo Barca, đang đứng đầu hệ thống. Omar Berrada đã có 7 năm làm việc tại Barca và hiện là giám đốc điều hành bóng đá của Man City. Ở các bộ phận khác, những cựu thành viên Barca như Jorge Chumillas (giám đốc tài chính), Ana Gil (giám đốc tiếp thị toàn cầu), Nuria Tarré (giám đốc tiếp thị) và Esteve Calzada (giám đốc thương mại) đều giữ những vị trí cao cả trong City Football Group. Các cầu thủ Man City thường đến Barcelona khi họ cần phẫu thuật. Hơn thế, ở hậu trường, có những người Catalan và người Tây Ban Nha làm việc ở nhiều bộ phận khác nhau tại sân Etihad.

Tất nhiên là phía Man City phủ nhận việc muốn trở thành Barca 2.0. Họ nói rằng tất cả chỉ nhằm mục đích đặt nền móng cho CLB để mục tiêu cuối cùng là chiêu mộ được Guardiola. Khi có Pep, những người khác tự động đến nước Anh để hình thành một cỗ máy theo ý tưởng của Pep. Dù đó là gì đi nữa thì điều đó ban đầu cũng khiến Barça khó chịu. Cựu chủ tịch Barça Sandro Rosell phàn nàn vào năm 2013: “Đã có những cách tiếp cận tấn công từ Man City ở mọi cấp độ trong cơ cấu CLB. Họ muốn câu cá ở đây, nhưng không còn cá nữa. Tôi đã hy vọng rằng Begiristain sẽ không sử dụng thông tin anh ấy thu thập được về Barcelona trong thời gian ở đây để giúp một câu lạc bộ khác trở nên lớn mạnh hơn, nhưng anh ta không làm như tôi nghĩ”.

Điều lớn nhất mà Soriano và Begiristain mang lại cho Man City là sự ổn định. Begiristain được coi là người quan trọng nhất vì cách điều hành đội bóng: biết khi nào nên rút khỏi các thỏa thuận khi vượt quá mức định giá đặt ra từ đầu. Tiêu biểu như ​cách họ rời xa những thương vụ tiềm năng dành cho Alexis Sánchez, Harry Maguire, Fred và Declan Rice trong những mùa giải gần đây. Điều đó trái ngược với Barca: thay vì đặt ra giới hạn trong các cuộc đàm phán, Barça được cho là đã chi tiêu quá mức trong quá khứ, trả phí chuyển nhượng hơn 100 triệu euro cho mỗi Ousmane Dembélé, Philippe Coutinho và Antoine Ozil với mức độ thất vọng khác nhau.

Một nguồn tin nội bố dấu tên cho biết, sự ổn định và sự kiên nhẫn có được ở Man City sẽ không bao giờ có được ở Barça. Từ khi Begiristain được bổ nhiệm làm giám đốc bóng đá ở Man City hồi năm 2012 sau khi có 7 năm làm ở Camp Nou, thì Barca đã có 7 người đảm nhận vị trí tương đương: Andoni Zubizarreta, Robert Fernández, Eric Abidal, Ramón Planes, Mateu Alemany, Jordi Cruyff và mới nhất là Deco. Trong khi đó, các rối loạn trên thượng tầng và Xavi là HLV thứ tư của câu lạc bộ kể từ đầu năm 2020. Điều này khiến cho Barca chẳng có kế hoạch gì dài hạn cả.

Vào mùa hè, Man City đã ký hợp đồng với hậu vệ Josko Gvardiol với giá 90 triệu euro, tiền vệ Matheus Nunes và Mateo Kovacic với giá lần lượt là 60 triệu euro và 25 triệu euro và cầu thủ chạy cánh Jérémy Doku với giá 60 triệu euro. Barça, người muốn tăng cường ở những lĩnh vực tương tự, đã ký hợp đồng với hậu vệ Martínez theo dạng chuyển nhượng tự do, tiền vệ Oriol Romeu với giá 3,5 triệu euro và tiền đạo João Félix dưới dạng cho mượn. Ngược lại, ở mùa hè trước đó thì họ lại chi rất đậm, khoảng 150 triệu euro cho hậu vệ Jules Koundé, cầu thủ chạy cánh Raphinha và tiền đạo trung tâm Robert Lewandowski.

Gundogan đang thấy nản lòng

Gundogan đang thấy nản lòng

Mặc dù có những sắc thái khác nhau tạo nên sự thành công của một đội bóng ngoài sân cỏ, nhưng những nhận xét của Gündogan và Agüero có thể được hiểu là dấu hiệu của việc Barça đang hạ thấp tiêu chuẩn trên sân cỏ. Bản thân Xavi cũng ngạc nhiên vì sự thiếu trật tự khi được bổ nhiệm làm HLV cách đây 2 năm. Xavi đã cố gắng thiết lập lại, cùng với những thay đổi về lực lượng, Barca giành chức vô địch La Liga đầu tiên kể từ năm 2019. Đó là dấu hiệu cho thấy không phải mọi thứ đều tồi tệ, nhưng vẫn có cảm giác rằng họ đang không thể hiện như mong đợi.

Sự khác biệt có lẽ là áp lực mà Barca đang chịu khi muốn thật nhanh quay lại thời hoàng kim, trong khi Man City lại có thời gian rất tốt trước khi Pep đến tiếp nhận. “Đây là câu lạc bộ khó khăn nhất trên thế giới” Xavi thừa nhận “Chúng tôi buộc phải thắng và chơi đẹp. Đây là Barca. Tỷ số 1-0 ở phút 90 là không đủ, chúng tôi biết điều này. Không có CLB nào khác trên thế giới giống thế này. Ở đây không có sự kiên nhẫn như ở Man City hay các đội nào khác vì đây là Barcelona. Tôi chắc chắn Pep biết điều đó”.

Hiện chỉ có sự giống nhau tương đối giữa Barca và Man City, đó là đều xuất sắc là ở cấp độ học viện. Những năm gần đây, “lò” La Masia đã cung cấp cho đội một Barça một số ngôi sao, khi Alejandro Balde, Gavi, Fermín López và Lamine Yamal đều đóng những vai trò quan trọng trong mùa giải này. Man City đã có những người như Phil Foden, Rico Lewis và Cole Palmer. Tổng cộng, 27 cầu thủ đã tốt nghiệp học viện của Man xanh từ khi Guardiola đến.

Tin cùng chuyên mục