Bậc thầy nghệ thuật

1.

Thống kê của báo Guardian hôm qua cho thấy tỷ lệ cầm bóng của Chelsea chỉ đạt 29%, số lần dứt điểm chưa bằng nửa Man.United (7-15) và số lần được hưởng phạt góc cũng vậy (3-7). Nhưng bất kể bị “đè bẹp” ở các chỉ số chuyên môn như thế, kết quả cuối cùng vẫn là 1-0 cho thầy trò Mourinho mà không ai có quyền chê bai là chỉ nhờ gặp may hay kém thuyết phục.

Bậc thầy nghệ thuật ảnh 1

Marouane Fellaini (trái) đối mặt Branislav Ivanovic.

1. Thay vào đó, nhật báo Independent thậm chí còn công nhận Mourinho quả là “bậc thầy” của những trận chiến lớn, còn Guardian thì thừa nhận cái cách Chelsea vượt qua đối phương là cả một “nghệ thuật”. Đó là nghệ thuật thắng bằng cấu trúc hợp lý của hệ thống, sự kiên cường của tập thể, sự lành nghề khi thực thi nhiệm vụ và sự hiệu quả đến độ lạnh lùng khi tận dụng sai lầm ở đối phương.

Cụ thể, nhà cầm quân Chelsea đã dùng lại cái công thức từng giúp ông đánh bại Barcelona lỗi lạc hồi năm 2010, khi ông còn ở Inter. Đó là chủ động nhường sân-nhường bóng, tập trung vô hiệu hóa những vị trí then chốt nhất trong lối chơi của đối phương. Ông cài thêm trung vệ trẻ Zouma vào hàng tiền vệ để phong tỏa Fellaini. Tuy Zouma không phải lúc nào cũng thắng khi tranh bóng bổng nhưng Fellaini cũng chẳng còn lợi hại như nhiều trận gần đây nữa. Tương tự, Mourinho chỉ thị cho các khu vực khác đá thật chặt chẽ để các vị trí nguy hiểm như Mata, Ashley Young và Herrera “coi như là đã bị chúng tôi bỏ vào túi áo”.

2. Man.United chiếm ưu thế là vậy nhưng cả trận cũng chỉ có 2 tình huống đáng để làm nên chuyện: Cú dứt điểm của Rooney ở hiệp 1 rồi một cú dội cột của Falcao ở hiệp 2. Nói cách khác, ưu tiên trước hết của Mourinho là không được thua Man.United thì ông gần như đã thành công với nó. Và một khi đã an tâm với yêu cầu an toàn trên hết, đội bóng của Mourinho đã... thắng luôn trận chiến này bằng một tiền vệ rất xứng đáng với mọi danh hiệu xuất sắc nhất mùa bóng: Eden Hazard.

Để biểu đạt lối chơi của chàng trai này, có lẽ chẳng còn từ ngữ nào phù hợp hơn 2 chữ “quái kiệt”. Hazard vẫn là vị trí tấn công khó lường nhất của cả đội hình Chelsea, vẫn có những đóng góp lớn ở những thời điểm cần thiết nhất. Anh ghi bàn ở phút 38 bằng cách nhử De Gea ra ngoài và dứt điểm qua 2 chân thủ thành siêu sao này, đó là điều ngoài anh ra chắc không ai làm nổi. Quan trọng không kém, Hazard ghi bàn đúng lúc khán giả Stamford Bridge bắt đầu cảm thấy lo, tức là anh đã trấn an mọi người một cách rất kịp thời. Và tất nhiên, đó cũng là bàn thắng đã nâng Chelsea lên 76 điểm qua 32 vòng đấu, nới rộng khoảng cách với đội nhì bảng Arsenal thành 10 điểm và coi như đã chạm gần đủ 2 tay vào chức vô địch.

3. “Trận thắng Man.United tuyệt vời như thế nào, tôi chính là người biết rõ hơn ai hết”, Mourinho hãnh diện tuyên bố, “John Terry (trung vệ) chiến đấu đáng kinh ngạc. Azpilicueta (hậu vệ cánh) là cầu thủ hay nhất trên sân. Matic (tiền vệ trung tâm) hoạt động miệt mài. Zouma (tiền vệ trung tâm) làm Fellaini mất dạng. Drogba (tiền đạo) cũng hoạt động miệt mài, chiến đấu không ngừng với 2 hậu vệ có thể nói là đáng tuổi con trai anh ta. Còn Hazard thì như chúng ta đã biết, cậu ấy quả là có phép màu”.

Mourinho càng ngợi khen cầu thủ, càng hướng mọi người vào các học trò của mình thì khắp nơi sẽ chỉ càng nể ông hơn. Man.United đã tạo ra sức ép rất lớn, thi đấu quá quyết tâm nhưng Man.United cũng đã đột ngột thiếu hụt 3-4 vị trí trụ cột nên phải đưa một cầu thủ rất trẻ (McNair) vào đá trung vệ và kéo Rooney lùi về tuyến giữa. Thế mà đội hình Chelsea vẫn làm đúng, làm đủ và làm chính xác những gì cần làm, cứ như là một hệ thống đã được lập trình. Họ không nao núng trước áp lực. Họ không quá cao hứng khi dẫn bàn. Họ cũng chẳng quá hăng say, quá ham đánh vào những khu vực “yếu” của đội bạn để rồi mất cảnh giác. Để có được một sự tuân thủ triệt để đến thế, rõ ràng phải là một HLV bậc thầy.

4. Hai trận thắng như vậy nữa trên sân Arsenal (ngày 26-4) và Leicester (29-4) sẽ giúp thầy trò Mourinho chính thức đăng quang sớm 4 vòng đấu. Đã gần lắm rồi! “Nhưng bóng đá không thể dựa vào chữ “nếu”, cũng đừng nói “gần như” mà phải là những bài toán chính xác. Chừng nào đạt đúng số điểm để vô địch, chừng đó chúng tôi ăn mừng. Từ nay đến khi ấy, sẽ không có chuyện ăn mừng. Chúng tôi cần thêm 2 trận thắng, nhưng tôi sẽ phải làm cho các cầu thủ cảm thấy rằng đường vẫn còn dài”.

Với quan điểm ấy, phải chăng trận gặp Arsenal và Leicester cũng sẽ là 1-0 rồi lại 1-0 như vừa thắng Man.United?

Hưng Nguyên

Tin cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Fury và ông bầu Warren

Ông bầu Frank Warren: Tyson Fury “có lẽ” sẽ giải nghệ khi vụ thương thảo với Oleksandr Usyk đổ bể

Mấy ngày qua, giới mộ điệu quyền Anh thế giới râm ran thông tin, trận so găng “Nhất thống giang hồ làng quyền hạng nặng”, giữa 2 quyền thủ hàng đầu thế giới hiện nay là “Miêu hiệp” Oleksandr Usyk và Tyson Fury “giận dữ” sẽ diễn ra vào ngày 29-4 tới đây. Nhiều tờ báo thậm chí còn “thuận nước đẩy thuyền” đăng bài và hình ảnh về cô vợ gợi cảm của... Usyk và nói rằng cô này có ảnh hưởng đến võ sĩ người Ukraine như thế nào. Nhưng mọi thứ đã đổ bể.

Bóng đá quốc tế

Argentina có thể đăng cai World Cup U20 thay Indonesia

Chủ tịch FIFA, Gianni Infantino cho biết Argentina đã đệ trình một thỉnh cầu chính thức để được nhận quyền tổ chức World Cup U20 năm nay thay cho Indonesia, quốc gia vừa bị FIFA tước quyền tổ chức giải đấu vào hôm thứ tư vừa qua.

Quần vợt

Miami Open: Taylor Friz than thở, đối đầu với Carlos Alcaraz khó hơn bất kỳ Big Three nào

Thúc thủ trước Đương kim số 1 thế giới - Carlos Alcaraz (Tây Ban Nha) với điểm số 4-6, 2-6 ở trong trận tứ kết đơn nam muộn nhất của Miami Masters - Miami Open 2023, Taylor Fritz đã trở thành Người Mỹ cuối cùng rời khỏi giải đấu Masters 1.000 và WTA 1.000 tại quê nhà. Chàng trai 25 tuổi đến từ Rancho Sante Fe đã không ngại thừa nhận sự cường thịnh của đối thủ...