Asian Cup 2023: Sau Trung Quốc, đến lượt Ấn Độ lại rơi vào cảnh đông dân nhưng … thiếu cầu thủ

Đội tuyển Ấn Độ vừa khép lại một kỳ Asian Cup tệ nhất trong 40 năm mà họ tham gia khi thua trắng 3 trận và không ghi được bàn thắng nào. Nếu truyền thông Trung Quốc phẫn nộ với đội tuyển quốc gia, thì báo giới Ấn Độ lại rơi vào trạng thái “trầm cảm” vì không biết làm sao để nền bóng đá của họ phát triển. Đây là 2 “biểu tượng” của những khó khăn trong việc chuyển đổi tiềm năng về dân số, kinh tế thành sức mạnh trong bóng đá.

Asian Cup 2023: Sau Trung Quốc, đến lượt Ấn Độ lại rơi vào cảnh đông dân nhưng … thiếu cầu thủ

Chưa đá đã biết thua

Khi năm 2023 bắt đầu, giới hâm mộ Ấn Độ hy vọng đây sẽ là một năm thay đổi của bóng đá đất nước hiện có dân số đông nhất thế giới. LĐBĐ quốc gia này vừa có ban lãnh đạo mới, đi kèm là một kế hoạch cho 25 năm tới được công bố. Thời điểm đó, Asian Cup còn đến 18 tháng để chuẩn bị. Giải nhà nghề Indian Super League bước sang năm thứ 10, xem như đã tích lũy được nguồn nhân lực cho phát triển.

Nhưng đến cuối năm, mọi thứ gần như tan hoang. Liên đoàn lại sa lầy vào các tranh cãi quyền lực như cũ, tổng thư ký của họ phải từ chức và kế hoạch 25 năm không ai nhắc đến nữa. Ngay trước thềm Asiad, không có ai ký quyết định để cử đội tuyển U23 tham gia đến mức chính phủ phải can thiệp. Gỉai Indian Super League mất đối tác phát sóng Star và hiện đang phải phá miễn phí. HLV đội tuyển quốc gia Igor Stimac thì lên báo chí để than thở rằng ông có rất ít thời gian để chuẩn bị cho Asian Cup khi chỉ tập trung được 2 tuần trước giải và gần như chẳng có kế hoạch thi đấu giao hữu nào.

Điều đáng nói là Ấn Độ đã có những tín hiệu tích cực về mặt thành tích. Phải đến tháng 9 -2023 họ mới nhận thất bại đầu tiên sau 13 trận đấu trong năm. Thành tích này đưa họ trở lại top 100 FIFA và giúp HLV Stimac được gia hạn hợp đồng thêm hai năm. Thành tưu lớn nhất chính là chức vô địch giải Nam Á (SAFF Cup) hồi tháng Bảy, đặc biệt là tại đây, Ấn Độ đánh bại người hàng xóm “đạnh kình địch” Pakistan và sau đó thắng cả Kuwait, Lebanon.

Thành công nào cũng có cái giá của nó, những tranh giành lợi ích đã trỗi dậy. Các CLB từ chối nhả cầu thủ cho Asiad. Liên đoàn thì không đủ tiếng nói có trọng lượng với các CLB vốn được hậu thuẫn bởi giới tài phiệt. Tình hình tương tự trước Asian Cup, giải Super League chỉ tạm nghĩ để “nhả” cầu thủ ngay trước thềm năm 2024 trong khi Ấn Độ rơi vào bảng đấu quá nặng, cùng với Australia, Uzbekistan và Syria.

HLV Stimac kêu gọi nhập tịch cầu thủ

Đã có tin đồn Ấn Độ đề nghị Saudi Asrabia cho phép tổ chức một số trận đấu của FIFA World Cup 2034. Rồi hồi năm trước, họ mời HLV Arsene Wenger làm giám đốc Học viện FIFA-AIFF. Nói chung là có rất nhiều kế hoạch lớn để Ấn Độ vươn tầm. Nhưng nói như giới truyền thông Ấn Độ cũng như HLV Igor Stimac, thì việc đầu tiên là phải làm sao có thành tích đá, chứ không thể “vẽ” ra những điều to tát nhưng lại chẳng có người thực hiện.

Sau trận thua Syria, HLV Stimac thừa nhận: "Đội đã tạo ra đủ cơ hội để ghi đủ bàn thắng, vấn đề là chẳng có ai làm công việc cuối cùng. Tôi chẳng làm gì được khi mà tại giải Super League không có cầu thủ Ấn Độ nào chơi ở vị trí này cả. Kết quả tại Asian Cup 2023 là xác đáng. Chúng tôi có đủ đẳng cấp để chơi, nhưng chúng ta đầu tư bao nhiêu thì nhận được bấy nhiêu”.

1678921119-new-project-10-2870.jpg
HLV Stimac và đội trưởng Chhetri

Ấn Độ đến giải với chỉ một tiền đạo duy nhất là huyền thoại Chhetri, năm nay đã 39 tuổi, người đã có 150 lần khoác áo quốc gia và đang ghi bàn nhiều thứ 3 trong lịch sử bóng đá thế giới hiện còn thi đấu sau C.Ronaldo và Messi. Stimac cho biết ông không sở hữu chiếc đũa thần để đưa bóng đá Ấn Độ tiến lên trong thời gian ngắn. Stimac nói thẳng: “Ấn Độ chưa bao giờ đủ điều kiện tham dự U23 châu Á, vậy thì làm sao chúng tôi có được những cầu thủ giỏi? Làm sao chúng tôi có thể mong đợi kết quả tốt ở cấp độ cao nếu chúng tôi không đủ trình độ để dự các giải U châu lục”.

Thế nên Stimac mới “gợi ý” việc nhập tịch cho cầu thủ để Ấn Độ có thể thay đổi đẳng cấp. Stimac lấy vị dụ về đội Iraq vừa đánh bại Nhật Bản với 11 cầu thủ gốc Iraq trong đội hình không sinh ra hoặc lớn lên ở Iraq nhưng đã chọn đại diện cho đội bóng Tây Á. Hoặc trường hợp của Morocco tại World Cup 2022, với 14 thành viên sinh ra ở nước ngoài.

2s1a2031-800x500-6233.jpg

Điều thú vị là huyền thoại của bóng đá Ấn Độ, Sunil Chhetri lại có gốc gác ở Nepal. Theo luật hiện hành, chính phủ Ấn Độ đã cấm công dân Ấn Độ hải ngoại (OCI) và người gốc Ấn Độ (PIO) đại diện cho Ấn Độ trên trường quốc tế kể từ năm 2008. Ngoài ra, trường hợp hai quốc tịch cũng không được phép ở Ấn Độ. Tuy nhiên, nếu có thể giải quyết về mặt pháp lý, thì những cầu thủ gốc Ấn như Yan Dhanda (đang đá cho Ross County, Scotland), Joshua Pynadath (Jong AZ, Hà Lan) và Dilan Markanday (Blackburn Rovers, Anh) sẽ có cơ hội đại diện cho quốc gia tỷ dân này .

Liên đoàn bóng đá toàn Ấn Độ (AIFF) dường như đã xem xét các khả năng. Vào tháng 8 năm ngoái, họ đã thành lập một đội đặc nhiệm để lên danh sách theo dõi các cầu thủ gốc Ấn Độ nhằm thuyết phục họ về quê hương sinh sống để đủ điều kiện đại diện cho Ấn Độ. Báo cáo đó dự kiến ​​sẽ nộp vào cuối tháng này.

Tin cùng chuyên mục