Tiếc là, Yufei không thể phá kỷ lục của kình ngư dũng cảm Rikako, người đang quay trở lại đầy khát khao sau căn bệnh bạch cầu quái ác, dù không thể nào đạt trạng thái “đỉnh phong” như ở Jakarta-Palembang hồi năm 2018, nhưng nghị lực và cả dũng khí của cô vẫn khiến cho người người cảm thấy nể trọng và ngả mũ thán phúc.
Trước khi thắng tấm HCV thứ 6, Yufei đã có cơ hội thắng tấm HCV thứ 6... sớm hơn khi thi đấu ở nội dung tiếp sức hỗn hợp 4x100m. Tuy vậy, đội bơi của Trung Quốc đã bị loại từ vòng ngoài vì phạm quy. Để rồi, chiến thắng đã thuộc về đội bơi hỗn hợp Nhật Bản, các tấm HCB và HCĐ thuộc về các đội bơi Hàn Quốc và Hồng Kông.
Sao cũng, 6 tấm HCV ở một kỳ Á vận hội là quá đỗi khủng khiếp, và đủ để biến Yufei trở thành Ngôi sao tiếp theo của thể thao châu Á nói chung. Cô đã giành chiến thắng cuối cùng ở cự ly 50m bướm với thành tích phá Kỷ lục Đại hội là 25 giây 10. Cũng ở nội dung thi đấu này, kình ngư giàu nghị lực người Nhật - cô Rikako, đã giành HCĐ với thành tích 26.02.
Yufei cho biết sau cuộc thi cuối cùng, rằng trước khi bước ra hồ bơi, cô đã bị bệnh, nhưng cô đã không nói rõ chi tiết bệnh tình của mình: “Quả là một trải nghiệm đặc biệt. Một khi bạn chạm vào mặt nước, mọi thứ trở nên bình thường, nhưng đó là vì adrenaline. Nhưng ngoài ra, có những khoảnh khắc tôi cảm thấy yếu ớt và thật sự không thể đứng vững”.
“Về mặt tâm lý, tôi cảm thấy OK, nhưng từ tối ngày hôm qua cho đến sáng nay, tôi đã bị mất giọng. Dù sao, kết quả này nằm trong kỳ vọng của tôi. Và tôi rất hài lòng với kết quả này. Từ Đại hội thể thao quốc gia đến Đại hội thể thao châu Á, thậm chí, chính HLV của tôi còn nói ông chưa từng thấy tôi kỷ luật đến như vậy trước đây”.
Mối quan hệ giữa Yufei và Rikako khá tốt, dù một người là Ngôi sao Á vận hội cũ và người còn lại vừa tiếp quản vị trí này ở Á vận hội tại Hàng Châu. Rikako chia sẻ: “Cô ấy có vẻ ngoài chiến binh trong các cuộc đua tài. Tôi nghĩ, kể từ bây giờ trở đi, cô ấy chỉ hay hơn mà thôi, chứng kiến một nữ kình ngư châu Á trình diễn như cách cô ấy thể hiện sẽ là thứ thúc đẩy tôi hơn nữa. Tôi hy vọng, tôi có thể bám đuổi theo kịp”.
Về phần mình, Yufei nhớ lại khoảnh khắc cô chụp hình cùng với Rikako trên bục nhận lấy huy chương: “Tôi nói với cô ấy đừng khóc, đừng khóc nữa. Nhưng khi họ xướng tên cô ấy trên bục trao giải, chính tôi cảm giác rớt nước mắt. Nhưng tôi tự nghĩ với bản thân, đây là buổi ghi hình trực tiếp trên truyền hình, tôi không được khóc. Sau đó, khi tôi thấy cô ấy mắt ước lệ nhòa ôm chầm lấy HLV của mình, tôi không cầm được nước mắt nữa rồi".
Bơi lội Trung Quốc thắng 28/41 HCV
Kết thúc môn thi đấu bơi lội tại ASIAD 19 ở Trung tâm thể thao Olympic Hàng Châu, bơi lội Trung Quốc thể hiện sức mạnh chủ nhà và cũng là một cường quốc bơi lội thế giới khi giành đến 28 HCV, 21 HCB và 9 HCĐ (tổng cộng 58/123 huy chương các loại).
Xếp hạng nhì và hạng ba lần lượt là bơi lội của Hàn Quốc (6 HCV, 6 HCB, 10 HCĐ) và bơi lội của Nhật Bản (5 HCV, 10 HCB, 15 HCĐ0. Đội tuyển bơi lội Hồng Kông xếp hạng 4 với 2 HCV, 2 HCB và 3 HCĐ.
Với 2 tấm HCĐ, bơi lội Việt Nam xếp ở vị trí thứ 7 chung cuộc, bằng ngôi thứ với bơi lội của Kazakhstan.