Ông Viễn ra oai

Ông Calisto ra đi nhanh và êm thấm. “Đế chế” mà ông thầy người Bồ gây dựng buộc phải thay đổi, với áp lực dồn lên VFF trong cuộc săn tìm người kế nhiệm. Trách nhiệm ấy buộc ông Viễn (Phó Chủ tịch VFF Phạm Ngọc Viễn) phải lộ mình và ra oai?
Ông Viễn ra oai

Ông Calisto ra đi nhanh và êm thấm. “Đế chế” mà ông thầy người Bồ gây dựng buộc phải thay đổi, với áp lực dồn lên VFF trong cuộc săn tìm người kế nhiệm. Trách nhiệm ấy buộc ông Viễn (Phó Chủ tịch VFF Phạm Ngọc Viễn) phải lộ mình và ra oai?

Ẩn mình vì mối bất hòa cũ

Buổi chia tay VFF và báo giới, HLV Calisto khẳng định mối quan hệ giữa ông và VFF rất tốt đẹp. Ông thầy người Bồ chỉ không thích cái cách ông Phó Chủ tịch tài chính Lê Hùng Dũng lên báo tuyên bố như ra lệnh, gây sức ép thành tích đối với đội bóng của ông ở SEA Games 26. Ông Calisto phản ứng rất nhẹ nhàng, có phần ngoại giao, bởi lúc này ông cũng không còn là người làm thuê cho “ông chủ” VFF.

Kình địch Calisto đã ra đi, đây chính là lúc ông Viễn (trái) chứng minh vai trò thực sự trên ghế Phó Chủ tịch chuyên môn. Ảnh: Quang Minh

Kình địch Calisto đã ra đi, đây chính là lúc ông Viễn (trái) chứng minh vai trò thực sự trên ghế Phó Chủ tịch chuyên môn. Ảnh: Quang Minh

Trên thực tế, trong đội ngũ lãnh đạo VFF, dẫu đáp trả thẳng thừng ông Lê Hùng Dũng, nhưng ông Calisto không quá căng thẳng đối với vị Phó phụ trách tài chính. Nhân vật ở VFF khóa này mà ông Calisto không khoái nhất chính là ông “Phó” Phạm Ngọc Viễn. Bởi thế, suốt thời kỳ tại nhiệm, ông Calisto cặp kè, gắn bó như hình với bóng cùng ông Trung, ông Tuấn bao nhiêu thì ông thầy người Bồ cũng nhạt nhẽo với ông Viễn bấy nhiêu. Thậm chí ông Calisto coi như không có sự hiện diện của ông Viễn trong đội ngũ lãnh đạo VFF.

Thật ra ông Viễn và thầy Tô cũng từng có thời mặn nồng. Thời họ sát cánh bên nhau tại Tiger Cup 2002, quan hệ của 2 người rất êm đẹp. Họ chỉ trở nên lạnh lùng, chia thành 2 chiến tuyến sau vụ VFF khóa IV (ông Viễn là đại diện) từ chối gia hạn hợp đồng với ông thầy người Bồ, bất kể tuyển Việt Nam dưới thời ông Calisto vừa giành HCĐ Tiger Cup 2002. Ông Calisto chỉ trích VFF nhiệm kỳ ấy chơi không đẹp, vì họ đã phủ nhận đóng góp của ông ở đội tuyển, nhất là ông Calisto không hề đưa ra đòi hỏi khắt khe về lương bổng. Sự cay cú ấy khiến ông Calisto ví von rằng, VFF chỉ cần tăng thêm 1 USD tiền lương, ông sẽ tiếp tục làm HLV trưởng.

Mối bất hòa giữa ông Calisto và ông Viễn cứ âm ỉ và kéo dài đến tận bây giờ. Bởi vậy, sau ngày ông Viễn trở lại ngồi vào ghế Phó Chủ tịch chuyên môn, chẳng khi nào thấy ông Calisto và ông Viễn ngồi bàn chuyện... chuyên môn. Ông Viễn chấp nhận lùi vào bóng tối, né hết việc chuyên môn để ông Calisto tự gánh vác. Lý do thật đơn giản: sau AFF Cup 2008, ông Calisto là “thánh sống”, còn ông Viễn dẫu mang trên mình chức danh rất to nhưng chỉ là “tân binh” VFF khi sự hưng thịnh dựa vào thành quả của thầy Tô mang lại.

Cờ đã đến tay rồi đấy!

Năm nay chỉ dùng thầy ngoại!

Chiều qua, VFF và Hội đồng HLV quốc gia đã có buổi làm việc để bàn về một cuộc tìm thầy cho các đội tuyển quốc gia. Theo đó, ý kiến thống nhất là trong năm nay chỉ sử dụng HLV ngoại, chứ không đề cập đến chuyện HLV nội địa. Bên cạnh đó, hiện tại, VFF đã có trong tay hơn 10 bản lý lịch của các ứng cử viên ngoại. Theo thông tin ban đầu từ Phó Chủ tịch chuyên môn Phạm Ngọc Viễn, nhiều bản lý lịch thuộc “hàng khủng”.

Tuy nhiên, VFF vẫn chưa chốt lại được cái tên nào sẽ chính thức đến Việt Nam. Những thông tin cho rằng, 1 trong số những HLV đã và đang làm việc ở Đông Nam Á như Peter Withe (cựu HLV tuyển Thái Lan), David Booth (cựu HLV tuyển Lào) và Simon McMenemy (cựu HLV tuyển Philippines) sẽ đến Việt Nam đều sai bét.

Y.N

Ông Calisto giờ đã không còn là người làm thuê “hàm VIP” của VFF. Đế chế của ông thầy người Bồ cần người nhận trọng trách chuyển giao. Tất nhiên, trong hoàn cảnh ông Calisto đột ngột từ chức, VFF sẽ vất vả, khó khăn trong việc tìm rể mới. Chỉ có điều thuận lợi, cái thời mà ông Viễn- người phụ trách chuyên môn của VFF- ẩn mình vì gặp “phốt” quan hệ với ông Calisto đã là quá khứ.

Ông Viễn phải lộ mình và ra oai? Thời còn có thầy Tô, vì sự tế nhị, ông Viễn đành thu mình vào những công việc nặng tính nghiên cứu, hậu trường. Đó là chọn lựa của thời thế chứ chuyên môn và mối quan hệ, ít người nào ở VFF coi thường ông Viễn. Chính vì vậy, cho dù vai trò Phó chuyên môn bị làm nhạt tầm ảnh hưởng, cũng ít người đả động đến chiếc ghế và uy tín của ông Viễn.

Cái khác biệt và chờ đợi là bây giờ, sau khi nhổ được cái “gai” trong mắt, nhất định ông Viễn phải chứng minh năng lực và vai trò thật sự trên chiếc ghế Phó Chủ tịch chuyên môn. Bởi vậy, có thể Tổng thư ký Trần Quốc Tuấn tâm sự ông mất ăn, mất ngủ vì khối lượng công việc quá lớn, nhất là lo lắng tìm người kế vị thầy Tô. Tuy nhiên, nếu xét tính chất công việc và chuyên môn, nhiệm vụ ấy lúc này đáng phải để dành cho ông Viễn làm người phán quyết.

Ông Viễn đã ẩn mình và chờ thời. Bây giờ, khi cờ đã đến tay, nếu ông Viễn không dám phất hay phất không thành công thì nhất định ở xứ chùa Vàng dõi về, kình địch một thời- Calisto- chắc chắn sẽ cười nụ.

Yến Nhi

Tin cùng chuyên mục