Ban kỷ luật xử vụ CĐV Hải Phòng quậy phá ở vòng 7 V-League 2010

Nhà dột từ nóc

Cuối cùng thì Ban kỷ luật đã không hề thay đổi mức phạt với sân Lạch Tray, so với “bản nháp” cách đó 24 giờ. Mức cảnh cáo và phạt tiền 60 triệu đồng không khác gì… “gãi ngứa” với hành động quậy phá của các CĐV Hải Phòng. Bởi thế, niềm tin và uy tín mà người ta dành cho Ban kỷ luật VFF đã xuống đến mức thấp nhất.
Nhà dột từ nóc

Cuối cùng thì Ban kỷ luật đã không hề thay đổi mức phạt với sân Lạch Tray, so với “bản nháp” cách đó 24 giờ. Mức cảnh cáo và phạt tiền 60 triệu đồng không khác gì… “gãi ngứa” với hành động quậy phá của các CĐV Hải Phòng. Bởi thế, niềm tin và uy tín mà người ta dành cho Ban kỷ luật VFF đã xuống đến mức thấp nhất.

Ban kỷ luật VFF cho rằng hành vi đốt pháo sáng và ném vật lạ xuống sân của hooligan Hải Phòng là 2 chuyện khác nhau, cũng như những vụ quậy phá ở những mùa trước không thể tính vào mùa này, nên không gọi là tái phạm. Thật lố bịch!

Ban kỷ luật VFF cho rằng hành vi đốt pháo sáng và ném vật lạ xuống sân của hooligan Hải Phòng là 2 chuyện khác nhau, cũng như những vụ quậy phá ở những mùa trước không thể tính vào mùa này, nên không gọi là tái phạm. Thật lố bịch!

  • Lý lẽ "kiểu Úc" 

Có thể khẳng định rõ rằng, việc Ban kỷ luật cương quyết đưa ra quyết định kỷ luật trên chẳng khác nào thách thức dư luận. Lý lẽ để biện giải cho việc áp hành động quậy phá, mất an ninh, an toàn của CĐV Hải Phòng trên sân Lạch Tray vào hai khoản 3 và 5 điều 64 đã thực sự gây sốc.

Người ta thấy, điều 64 Quy định kỷ luật của VFF là để xử phạt những vi phạm vi phạm an ninh, an toàn tại trận đấu. Những điều khoản này quy định chế tài xử phạt cho nhiều hành động như đốt pháo sáng, ném chai lọ và vật lạ, CĐV lăng mạ, sỉ nhục trọng tài… Như vậy, tựu trung lại, hành động đốt pháo sáng của CĐV Hải Phòng (vòng 5, trận XM Hải Phòng - ĐT.LA và đã bị xử phạt 20 triệu đồng) và hành động ném vật lạ, bịch nước lẫn nhục mạ trọng tài Nguyễn Trọng Thư (trận XM Hải Phòng - Hà Nội T&T) đều là những yếu tố gây ra vi phạm an ninh, an toàn tại trận đấu.

Tuy nhiên, cái cách Ban kỷ luật xé lẻ từng yếu tố mà các CĐV đất cảng quậy phá và vi phạm an ninh, an toàn ở trận đấu giữa 2 sự việc đã thật sự làm người ta khó hiểu. Bởi nếu cho rằng hành vi đốt pháo sáng trên khán đài khác với việc chửi rủa trọng tài và ném vật lạ, bịch nước xuống sân nên không cho là “tái phạm” thì đúng là lố bịch.

Cứ hình dung thế này, năm 2009, một người phạm tội ăn cắp xe đạp và đã bị xét xử, sau đó đến năm 2010, tên này chuyển sang ăn cắp xe máy, vậy Ban kỷ luật của VFF có dám cho rằng, cá nhân trên không có hành động ăn cắp, vì xe đạp và xe máy đương nhiên khác nhau, và thời điểm phạm tội cũng khác nhau, và không xem đó là hành động tái phạm tội ăn cắp không?

Lý lẽ “kiểu Úc” của Ban kỷ luật giúp CĐV Hải Phòng nhẹ đi tội trạng, dù họ đã lặp đi lặp lại đến 12 lần, kéo dài suốt 3 năm qua. Và trên thực tế, ngay cả khi Ban kỷ luật không tiến hành “hồi tố” để liên kết chuỗi hành động quậy phá của CĐV Hải Phòng ở 3 mùa bóng qua thì hẳn là tình tiết tăng nặng cũng đủ khiến CĐV đất cảng xứng đáng nhận án phạt nặng hơn.

  • Nên thay Ban kỷ luật? 

So với những mùa giải trước, Ban kỷ luật mùa này đã có những thay đổi khá mạnh mẽ. Ngoài Trưởng ban Nguyễn Hải Hường, Ban kỷ luật đã vời thêm những thành viên đến từ Bộ Nội vụ, Bộ Công an tham gia vào thành phần. Cụ thể là để xử lý những sự cố tại V-League, hạng Nhất, có 3 thành viên tham gia giải quyết và nghị án, trước khi được ông Trưởng Ban kỷ luật Nguyễn Hải Hường ký quyết định cuối cùng.

Công bằng mà nói, không thể không ghi nhận những cố gắng của Ban kỷ luật, nhất là khi họ tham gia xử lý chủ yếu vì phong trào, không hẳn vì vụ lợi, mưu sinh. Những thành viên Ban kỷ luật đều không chuyên trách, nhưng trong điều kiện nền bóng đá còn nặng chất nghiệp dư như bóng đá Việt Nam, “công việc” dành cho Ban kỷ luật là nhiều không xuể.

Bởi thế, Trưởng ban Nguyễn Hải Hường từng than thở rằng, đối với những giải trẻ (từ U21 trở xuống), ông buộc phải nhường quyền cho BTC giải trực tiếp xử lý, vì Ban kỷ luật không thể ôm đồm tất cả, trừ những sự cố nổi cộm, vượt khả năng xử lý của những BTC giải trẻ.

Vấn đề là sau sự cố Lạch Tray, dường như niềm tin lẫn uy tín của Ban kỷ luật VFF trong dư luận và khán giả đã xuống đến mức thấp nhất. Vì thế, có thể nhận thấy rằng, những cải cách nhân sự trong Ban kỷ luật dường như không đem lại hiệu quả khi thước đo quan trọng nhất trong khi giải quyết mỗi sự cố không đơn thuần chỉ là án phạt dành cho một vài cá nhân hay đội bóng, mà vấn đề tiên quyết là phải nhận được sự hậu thuẫn và ủng hộ của công chúng hâm mộ. Vậy nên chăng cần thay đổi ở ngay chính Ban kỷ luật của VFF.

GIA MINH

Sân Lạch Tray chỉ bị cảnh cáo và phạt 60 triệu đồng!

24 giờ sau khi có “bản nháp” về quyết định kỷ luật đối với CLB Xi măng Hải Phòng, Ban kỷ luật đã mất thêm cả buổi chiều qua mới đi đến quyết định cuối cùng. Theo đó, Trưởng Ban kỷ luật Nguyễn Hải Hường đã ký quyết định số 140 cảnh cáo, phạt CLB Xi măng Hải Phòng 60 triệu đồng do BTC sân Lạch Tray đã vi phạm điều 64 Quy định kỷ luật của VFF. Đội bóng đất cảng bị xử phạt theo khoản 3 và 5, điều 64 khi để khán giả ném nhiều vật lạ xuống sân và khu vực kỹ thuật của CLB Hà Nội T&T; khán giả có lời lẽ thô tục, lăng mạ trọng tài.

Theo quyết định trên, đội bóng Xi măng Hải Phòng đã thoát được việc treo sân, hoặc đóng cửa sân đầy ngoạn mục. Ngoài ra, những cầu thủ từng có nhiều hành động phản cảm của XM Hải Phòng như Leandro, Văn Nam đều không bị phạt nguội, dù trong đề xuất của BTC giải, họ cũng đề nghị xem xét án phạt đối với những cầu thủ trên.

Cũng trong hôm qua, Ban kỷ luật đã từ chối đề nghị xin giảm án phạt đối với HLV Đỗ Văn Minh. Ông Minh trước đó bị cấm làm nhiệm vụ 2 trận do có phản ứng dữ dội với trọng tài.


Thông tin liên quan:
>> Không nghiêm thì hỏng
>> Đến thượng đế cũng… bực mình!
>> Xấu mặt sân Lạch Tray

Tin cùng chuyên mục