Một công đôi việc

Hôm nay (2-9), tuyển Việt Nam sẽ chạm trán Olympic Việt Nam trong trận đấu tập tại sân Hàng Đẫy. Trong khi tuyển Việt Nam coi trận đấu này là cữ dợt, bước đệm cho trận giao hữu với Hồng Công (TQ) vào ngày 6-9 tới, Olympic Việt Nam lại lấy trận cầu trên làm cơ hội để chốt lại danh sách 20 cầu thủ mang đến Hàn Quốc dự Asian Games 2014. Ông Miura vì thế buộc phải căng mắt, căng tai để cân nhắc, chọn lựa và căn chỉnh cho 2 đội bóng đang được ông lèo lái.

Hôm nay (2-9), tuyển Việt Nam sẽ chạm trán Olympic Việt Nam trong trận đấu tập tại sân Hàng Đẫy. Trong khi tuyển Việt Nam coi trận đấu này là cữ dợt, bước đệm cho trận giao hữu với Hồng Công (TQ) vào ngày 6-9 tới, Olympic Việt Nam lại lấy trận cầu trên làm cơ hội để chốt lại danh sách 20 cầu thủ mang đến Hàn Quốc dự Asian Games 2014. Ông Miura vì thế buộc phải căng mắt, căng tai để cân nhắc, chọn lựa và căn chỉnh cho 2 đội bóng đang được ông lèo lái.

Thật ra thì công việc ở tuyển Việt Nam ít nhiều dễ dàng hơn so với Olympic Việt Nam. Thứ nhất, tuyển Việt Nam quy tụ toàn bộ những cầu thủ chất lượng nhất nên ông Miura cũng dễ dàng xử lý. Thứ hai, mục tiêu của tuyển Việt Nam là đường dài, còn Olympic Việt Nam là chặng ngắn và quỹ thời gian trước khi bước vào Asian Games 2014 là cực kỳ gấp gáp. Nói tóm lại, trong tình cảnh “2 trong 1”, nếu ông Miura có nghiêng về Olympic Việt Nam trong trận chiến của gà nhà thì đó cũng không phải điều quá bất ngờ.

Tuyển Việt Nam một lần nữa được thử lửa với đàn em Olympic Việt Nam (áo trắng).

Khối lượng công việc của Olympic Việt Nam nặng và chuyện sàng lọc theo kiểu “nội chiến” như lúc này là lựa chọn bất đắc dĩ của HLV Miura. Lẽ ra, nếu chuyến tập huấn của Pakistan diễn ra đúng dự kiến, ông thầy người Nhật sẽ có được quân xanh thực thụ để Olympic Việt Nam kiểm nghiệm. Đằng này kế hoạch bị đổ bể, VFF không thể tìm được quân xanh thay thế trong thời gian quá gấp gáp nên ông Miura đành phải sử dụng trận đấu nội bộ với tuyển Việt Nam để biến thành cuộc thi tuyển cho Olympic Việt Nam.

Đến lúc này, ông Miura chưa hề đưa ra bất kỳ lời than vãn nào. Từ chuyện trợ lý ở 2 đội tuyển hay kế hoạch liên tục bị nháo nhào, đổ bể vì VFF không thể nắm quyền chủ động trong những cuộc hợp tác với đối tác quốc tế. Đương nhiên, công việc như vậy dễ làm cho ông Miura bị oải, chẳng phải vì học trò kém chất lượng mà thường là những ức chế mang tính hậu trường. Bởi chính ông Miura đã thốt lên rằng, nếu cầu thủ Việt Nam tập luyện nghiêm túc, chuẩn mực, trình độ của họ chẳng kém gì các cầu thủ châu Âu hay Nhật Bản.

Một công đôi việc hay là chuyện thử thách bản lĩnh, ý chí của ông thầy người Nhật Miura.

Gia Huy

Tin cùng chuyên mục