Di sản và... con nít

Không lâu sau khi Olympic London 2012 khép lại, Chính phủ Vương quốc Anh đã công bố một “kế hoạch di sản” cho Thế vận hội. Theo BBC, kế hoạch gồm 10 điểm, tóm tắt là:

1- Không lâu sau khi Olympic London 2012 khép lại, Chính phủ Vương quốc Anh đã công bố một “kế hoạch di sản” cho Thế vận hội. Theo BBC, kế hoạch gồm 10 điểm, tóm tắt là:

- Dành 125 triệu bảng mỗi năm để tài trợ cho thể thao đỉnh cao trong 4 năm tiếp theo cho đến Thế vận hội Rio 2016.

- Đầu tư 300 triệu bảng cho truyền thông Olympic dạng mở cho cộng đồng.

- Lập chương trình cho 20 sự kiện lớn của thể thao Vương quốc Anh vào năm 2019, kèm các hồ sơ dự thầu trong quá trình thực hiện.

- Đầu tư 135 triệu bảng trong chương trình tài trợ cho các cơ sở thể thao mới cho người dân, cho các hoạt động tình nguyện...

- Đầu tư 1 tỷ bảng trong vòng 5 năm tới riêng trong chiến lược thể thao thanh niên, liên kết trường học với các câu lạc bộ thể thao và khuyến khích thói quen chơi thể thao.

- Chính phủ hỗ trợ cho các hoạt động tình nguyện trong chương trình phát triển thể thao ở các địa phương.

- Giới thiệu về chương trình đại hội thể thao sinh học (được tài trợ) để thúc đẩy thể dục thể thao trường học và các festival thể thao theo khu vực quận.

- Tăng cường thể thao học đường cho mọi học sinh.

- Đầu tư 1,5 triệu bảng cho Liên đoàn thể thao người khuyết tật để tăng cường sự tham gia của người tàn tật.

- Tiếp tục tài trợ cho chương trình thể thao quốc tế của Vương quốc Anh đến năm 2014.

Cả thế giới đã chứng kiến nước Anh tổ chức một kỳ Olympic thành công trọn vẹn. Nhưng thành công nào cũng đã thuộc về ngày hôm qua. Nước Anh tiếp tục hướng đến tương lai, đảm bảo cho di sản Olympic London được kế tục và phát triển rực rỡ. Chính phủ đóng vai trò hạt nhân để thực hiện xã hội hóa thể thao, với cốt lõi là thể thao học đường, hoạt động tình nguyện, truyền thông…

“Kế hoạch di sản” này càng cho thấy rõ rằng không có gì đáng ngạc nhiên, nếu trong nhiều kỳ Thế vận hội nữa Vương quốc Anh vẫn có vị thế của một cường quốc thể thao.

2- “Cháu đã rất vui mừng khi ban tổ chức gọi điện thông báo mẫu vé do cháu thiết kế đã được chọn. Cháu rất thích bóng đá. Hy vọng sau này cháu cũng được tham gia vào một đội bóng đá nữ của quê hương cháu”. Đó là chia sẻ hồn nhiên của một bé gái người Ukraine, tên là Darynka Kovtun, người đã giành chiến thắng trong cuộc thi thiết kế mẫu vé cho Euro 2012. Cô bé cho biết đã mất 2 tháng để thiết kế mẫu vé này.

Như hình ảnh đã được truyền đi khắp thế giới, vé Euro 2012 được thiết kế mặt trước là một bông hoa lớn với tên sân vận động diễn ra trận đấu và cờ của hai nước có đội bóng thi đấu. Số của trận đấu xuất hiện trên chồi hoa với đầy đủ chi tiết về ghế ngồi. Trên chiếc vé, khán giả cũng có thể xem hướng dẫn cách tới sân và tìm chỗ ngồi của mình.

Hồi tháng 2 năm nay, Hội đồng Anh cũng đã trao thưởng cho cậu bé 8 tuổi Nguyễn Song Anh (TPHCM). Cậu là người giành được giải nhất cuộc thi vẽ tranh hướng tới Thế vận hội 2012 tại London do Hội đồng Anh tổ chức trên toàn thế giới. Bức tranh ngộ nghĩnh (và kèm lỗi “nguyên tác” viết sai chính tả!) của Song Anh đã được các văn phòng Hội đồng Anh trên toàn thế giới lấy làm trang bìa của lịch đặt trên bàn của hàng ngàn nhân viên Hội đồng Anh ở hơn 200 quốc gia.

Darynka Kovtun hay Song Anh đã sáng tạo bằng sự hồn nhiên, và sự hồn nhiên ấy trở thành biểu tượng có tầm thế giới. Nhưng qua đó, sẽ thấy một góc nhìn khác: sức sống của thể thao chỉ có thể lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống nếu có sự quan tâm của… con nít. Không phải những người lớn có chức này kia ngồi ở bàn giấy quyết định tương lai. Chính thế hệ trẻ, bắt đầu từ trẻ em, mới là người làm cho mọi di sản thể thao nảy nở.

Vũ Bách

Tin cùng chuyên mục