Cải tổ Ban trọng tài

Trong số các ban trực thuộc VFF, dư luận quan tâm đến Ban trọng tài nhất. Sau những điều tiếng trong ngôi nhà này chất lượng trọng tài đã bị nghi ngờ, rồi vấn nạn phe phái, đấu đá và đáng chú ý là ban này gãy đầu tàu sau vụ ông trưởng và phó ban bị VFF cách chức, đến giờ mới tìm được người ngồi lên cầm trịch.

Trong số các ban trực thuộc VFF, dư luận quan tâm đến Ban trọng tài nhất. Sau những điều tiếng trong ngôi nhà này chất lượng trọng tài đã bị nghi ngờ, rồi vấn nạn phe phái, đấu đá và đáng chú ý là ban này gãy đầu tàu sau vụ ông trưởng và phó ban bị VFF cách chức, đến giờ mới tìm được người ngồi lên cầm trịch.

Thực chất ông Nguyễn Văn Mùi là người cũ trong giới áo đen. Chính ông từng giữ chức chủ tịch hội đồng trọng tài vài nhiệm kỳ, trước khi xảy ra vụ các ông bầu “nổi dậy” khiến ông Mùi phải từ quan ở ẩn. Có mới mẻ chút ít là trường hợp ông Dương Văn Hiền lần này ngồi ghế phó ban, chứ ba ủy viên còn lại gồm ông Bùi Như Đức, Nguyễn Tấn Hiền và Đặng Thanh Hạ cũng toàn người xưa cũ.

Cần nhìn thẳng vấn đề, lâu nay chuyện trọng tài thường bị than phiền nhiều nhất. Nơi đó thường có những kiểu la ó là chất lượng trọng tài yếu, nhưng không nhìn lại vấn đế là khâu quản lý và cơ chế hoạt động của ban này (chủ tịch Hội đồng trọng tài trước kia - PV) bị thả nổi khiến tình hình thêm bệ rạc.

Trước V-League 2012, lực lượng trọng tài không phải yếu, nhưng mùa nào cũng bị than phiền, bị các đội bóng, dư luận chỉ trích do tiếng còi méo, tư tưởng có vấn đề, nạn ô dù và nhất là tình trạng đấu đá dữ dội.

Sẽ không còn cảnh một trọng tài giỏi như ông Võ Minh Trí (thứ 2 bên phải) bị cho ra rìa… như khi xưa. Ảnh: Dũng Phương

Sẽ không còn cảnh một trọng tài giỏi như ông Võ Minh Trí (thứ 2 bên phải) bị cho ra rìa… như khi xưa. Ảnh: Dũng Phương

Phải đến khi Hòa Phát HN bị trọng tài o ép quá, buộc lòng bỏ bóng đá, cùng sau đó các ông bầu đứng lên “khởi nghĩa” thì mới được chấn chỉnh trong công tác quản lý, phân công trọng tài làm nhiệm vụ. Hay ở chỗ là từ đó có nhiều yếu tố tích cực khi trọng tài trẻ được tạo cơ hội thể hiện năng lực, chứ không như trước đó là tre còn măng đừng mong mọc.

Lạ nữa là VPF đưa người ngoại đạo lên làm trưởng ban, mà người này không ân oán với các đội bóng và cũng chẳng phe này nhóm kia với giới trọng tài. Tuy vậy, cũng từ việc tưởng chừng hay đó nhưng lại thành dở bởi hầu hết khối lượng công việc do một tay ông phó ban làm tất, mà ông này thì nhiều điều tiếng. Sự thật là khi ông phó phân công trọng tài đã có cảnh con yêu con ghét, hay bên trọng bên khinh mà điển hình cỡ trọng tài giỏi như Võ Minh Trí cũng phải “ra rìa”.

Một vấn đề nữa là qua sông phải lụy đò, cung phụng quan thầy được giải quyết, tức là cứ giỏi chuyên môn được trọng dụng, nhưng vì “chủ xị” của VPF dính vòng lao lý nên ban này cũng rối theo luôn. Ngay lập tức, Ban trọng tài bị VFF xử mà ai cũng biết đích ngắm nằm ở ông phó, còn ông trưởng chẳng qua bị văng miểng do làm sếp mà không nắm kềm được thuộc cấp.

Như vậy mới có người đặt câu hỏi. Tại sao Ban trọng tài đáng ra làm theo quy định của FIFA, nhưng lỗi vẫn không giảm xuống, thậm chí rối hơn so với thời Hội đồng trọng tài có ông Mùi làm chủ tịch?

Lúc này, Ban trọng tài vẫn tiếp tục được duy trì chứ không quay về Hội đồng trọng tài như trước, với gương mặt cũ đứng đầu. Nhìn vào nhiều người nghĩ, thật ra cũng vẫn cái vòng lẩn quẩn cũ-mới, mới-cũ nhưng thực chất giờ khác xa lúc trước khi có ông chủ tịch chú ý công tác trọng tài nhiều hơn với những phát ngôn cứng cỏi, chứ không như trước đó cứ để cho ban này giống như ốc đảo.

Nay thì người cũ ngồi lại ghế trưởng ban nhưng tình hình đã thay đổi khi ông chủ tịch biết quán xuyến. Chẳng giống trước kia là ai nắm giới trọng tài sẽ nắm quyền sinh sát và thao túng các giải đấu.

ĐỨC DŨNG

Tin cùng chuyên mục