Cúp bóng chuyền Hùng Vương 2010: Hoàng Long Long An thua đau

Từ các nhà chuyên môn, giới truyền thông cho đến đông đảo khán giả không thể hiểu nổi vì sao đương kim vô địch vòng I giải VĐQG 2010 Hoàng Long Long An lại bại trận trước đội bóng toàn thua ở Cúp bóng chuyền Hùng Vương là Sacombank Biên phòng vào chiều qua 21-4.
Cúp bóng chuyền Hùng Vương 2010: Hoàng Long Long An thua đau

Từ các nhà chuyên môn, giới truyền thông cho đến đông đảo khán giả không thể hiểu nổi vì sao đương kim vô địch vòng I giải VĐQG 2010 Hoàng Long Long An lại bại trận trước đội bóng toàn thua ở Cúp bóng chuyền Hùng Vương là Sacombank Biên phòng vào chiều qua 21-4.

Với cái thế của đội dẫn đầu vòng bảng sau 3 trận toàn thắng, Hoàng Long Long An chiều qua thi đấu trận bán kết với tư tưởng khá thoải mái và chắc thắng. Khi tung hết lực lượng mạnh nhất vào sân, đội bóng Long An có ngay ván thắng đầu tiên, dù không thật dễ dàng: 25/22. Trút bỏ gánh nặng tâm lý, các chủ công Quang Khánh, Trường Giang, Hữu Trường, Phước Tiến chơi khá hay và mang về ván thắng 25/17 ở ván hai.

Tưởng như sẽ lại thắng 3-0, BHL đội Hoàng Long Long An bắt đầu đưa xen kẽ các cầu thủ trẻ vào trận để rèn luyện. Bị dồn vào chân tường, Sacombank Biên phòng không có gì để mất, họ chơi với tâm lý cực kỳ thoải mái đúng như chỉ đạo của HLV.

HL.LA (hàng chắn) bị loại ở bán kết là bất ngờ lớn của Cúp Hùng Vương 2010. Ảnh: Nguyễn Đạt

HL.LA (hàng chắn) bị loại ở bán kết là bất ngờ lớn của Cúp Hùng Vương 2010. Ảnh: Nguyễn Đạt

Thực tế, Sacombank Biên phòng không phải là đội bóng yếu. Họ có đội hình khá nhiều VĐV có những cú đập cực mạnh và đúng vào thời điểm nguy cấp nhất, bản lĩnh của đội ĐKVĐ Việt Nam đã được chứng tỏ. Giằng co ở ván thứ ba, Sacombank Biên phòng thắng đầy kịch tính 32/30, sau khi những Thanh Hải, Vũ Bôn, Ngọc Kiên phối hợp khá ăn ý trong các pha tấn công để vượt qua hàng chắn kín kẽ của Hoàng Long Long An.

Thua ván ba, BHL Hoàng Long Long An đã xoay đủ kiểu từ đội hình chính đến dàn cầu thủ dự bị, nhưng không thể sốc lại đội hình. Quang Khánh, Trường Giang vừa “cày ải” mệt nhoài cho đội Bến Tre tại giải A1 đã không còn sung sức cho những trận đấu đòi hỏi sức bền thể lực.

Sụp đổ ở ván thứ tư, Hoàng Long Long An thua tiếp 17/25 đúng như khi họ sung sức nhất đã đánh bại đối thủ ở ván thứ nhì. Bước vào ván thứ 5 quyết định, các cầu thủ Sacombank Biên phòng vẫn giữ được sự hưng phấn, nhờ thế họ chơi cực kỳ ấn tượng để liên tiếp dẫn trước.

Và khi Sacombank Biên phòng vượt lên dẫn 14/12 ở ván cuối, ít người kỳ vọng Hoàng Long Long An có thể lật ngược tình thế. Đúng như vậy, dù có kéo dài thêm chút ít, nhưng đội bóng Long An đã thua 14/16, qua đó thua chung cuộc 2-3 đầy bất ngờ.

Thua cả 3 trận, Sacombank Biên phòng vẫn vào chung kết, nhưng liệu họ có thể thi đấu như chiều qua trong trận đấu cuối diễn ra vào tối 23-4 tới hay không thì không ai có thể chắc chắn!

Toàn thắng ở vòng bảng, chiều qua Thông tin Liên Việt Bank tiếp tục thắng dễ 3-0 trước Giấy Bãi Bằng để giành quyền vào thi đấu trận chung kết nữ diễn ra vào tối nay 22-4. 

Thanh Phong


Ghi chép: Thấp thỏm đi xem cúp

Tìm thuê phòng tại khách sạn ở thành phố Việt Trì (Phú Thọ) để theo dõi cúp bóng chuyền Hùng Vương lúc này còn khó hơn… mò kim đáy bể. Giải tổ chức đúng thời điểm diễn ra giỗ tổ Hùng Vương nên lượng phòng tại các khách sạn lớn ở đây đều kín chỗ…

Long đong tìm chỗ ở

Nhà khách trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ, nơi được xem là “dễ” có cơ hội tìm thuê được 1 phòng cho phóng viên nhất cũng nhận được cái lắc đầu của cô lễ tân. Dù giá phòng giữ nguyên 150.000/ngày cho phòng 2 người, nhưng gần 100 phòng của nhà khách đều đã được các đoàn tham quan đặt kín suốt một tuần nay và kéo dài tới hết ngày giỗ tổ.

Trong khi đó, khách sạn Hồng Ngọc có tiếng nhất ở Việt Trì cũng chẳng khá hơn. Khi chúng tôi hỏi thuê một phòng thì được nhân viên lễ tân phúc đáp: “Có phòng đấy anh, giá 350.000 đồng/ngày cho phòng 2 giường, nhưng anh chỉ ở được từ ngày 18 đến ngày 21 thôi. Còn ngày 22 và 23 thì không được”.

Nhìn vẻ mặt ngơ ngác của chúng tôi, nhân viên lễ tân giải thích, ngày 22 và 23-4 là thời điểm đại lễ của giỗ tổ Hùng Vương nên khách sạn này đã có các đoàn khách quan trọng đặt chỗ. Tuy nhiên, cô lễ tân lại nhanh nhảu mách nhỏ rằng, nếu muốn ở thêm 2 ngày trên thì họ sẽ chuyển khách về cơ sở Hồng Ngọc 1, nhưng lúc đấy giá sẽ là 900.000 đồng/ngày chứ không còn là 350.000/ngày. Một mức giá quá khủng khiếp!

Trong khi đó, nơi ăn chốn ở của các đoàn VĐV tham dự giải cũng có nhiều chuyện đáng nói. Đội nữ Truyền hình Vĩnh Long có lẽ là sướng nhất, khi các VĐV được ở khu nhà có giá phòng hợp lý, khuôn viên thoáng mát, di chuyển thuận tiện do gần nhà thi đấu, nhưng không phải đội nào cũng thuê được. Lý do là vì đội Vĩnh Long có người quen với giám đốc quản lý nhà khách nên mới được châm chước vào ở, chứ ngay đoàn cán bộ của Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam, dù muốn đăng ký ở đây, nhưng cũng đã nhận được lời từ chối khéo vì… hết phòng.

Trong khi đó, đội nam Thể Công có lẽ là đội có chỗ ở “bèo” nhất. Để tới được nơi trú quân của Thể Công phải đi con đường dài gần 3km (từ nhà thi đấu) ngoằn ngèo đi vào một ngõ sâu với cái tên nhà nghỉ Thùy Minh. Nói nhà nghỉ cho oách, chứ chứng kiến tận nơi thì đây chẳng khác gì nhà trọ, chứ chẳng thể gọi là… nhà nghỉ.

Cúp Hùng Vương 2010 thèm có được lượng khán giả đông đảo giống như ở Đắk Lắk và Gia Lai mùa giải 2009. Ảnh: Nguyễn Nhân

Cúp Hùng Vương 2010 thèm có được lượng khán giả đông đảo giống như ở Đắk Lắk và Gia Lai mùa giải 2009. Ảnh: Nguyễn Nhân

Phe vé đông hơn... khán giả

So sánh vui như vậy cũng chỉ muốn nói rằng, năm nay lượng khán giả tới cổ vũ đã vơi đi rất nhiều so với năm ngoái. Chính đội phe vé với vài chục người luôn túc trực bên ngoài cửa ra vào nhà thi đấu Việt Trì cũng kháo nhau rằng, vé ế do giỗ tổ Hùng Vương năm nay nhiều chương trình quá khiến người dân không mặn mà với bóng chuyền. Vì thế, cứ nhìn cảnh khán giả lũ lượt kéo đi xem bóng chuyền ở Gia Lai, Đắk Lắk, những nhà tổ chức Cúp Hùng Vương lại chạnh lòng.

Tối khai mạc 18-4, dù có đội chủ nhà Giấy Bãi Bằng thi đấu, nhưng ước tính chỉ có gần 1.000 khán giả tới xem thi đấu, nhưng vẫn chưa phủ kín khán đài A và B còn khu C, D thì gần như bỏ trống. Trong khi đó, những nhà tổ chức vẫn để phe vé chèo kéo khách ngang nhiên trước cửa. Đồng thời, lượng vé của dân chợ đen lại do chính một số nhân viên tuồn ra, nên mới có chuyện mỗi chiếc vé mời cửa A bán ngoài chợ đen với giá 20.000 đồng/vé, trong khi giá vé của BTC là 50.000 đồng.

Đêm khai mạc đã xảy ra chuyện ngộ nghĩnh khi một khán giả nam bị nhân viên soát vé ách lại và cho biết vé của anh này là giả. Sau một hồi đôi co, vị khán giả trên đã bằng lòng mua vé bán ngay cửa của BTC, nhưng để chắc ăn, anh này yêu cầu nhân viên soát vé phải dẫn mình vào tận cửa nhà thi đấu rồi mới trả tiền (!?). Thế nhưng nhân viên soát vé cũng chấp nhận, dù biết chắc đấy là vé thật. 

MINH CHIẾN

Tin cùng chuyên mục