Văn hóa sân cỏ ở đâu?

Cách đây không lâu, thể thao Việt Nam chứng kiến một sự kiện đặc biệt: tay vợt cầu lông số 1 Việt Nam, Nguyễn Tiến Minh được Công ty Becamex Bình Dương tài trợ 50 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, mức tài trợ ấy chỉ có khi Tiến Minh giữ được hạng 10 thế giới. Không có trong tốp 10 thì mức tài trợ chỉ là 20 triệu đồng/tháng. Điều kiện ngặt nghèo như vậy nhưng dư luận đánh giá cao sự kiện này.
Văn hóa sân cỏ ở đâu?

Cách đây không lâu, thể thao Việt Nam chứng kiến một sự kiện đặc biệt: tay vợt cầu lông số 1 Việt Nam, Nguyễn Tiến Minh được Công ty Becamex Bình Dương tài trợ 50 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, mức tài trợ ấy chỉ có khi Tiến Minh giữ được hạng 10 thế giới. Không có trong tốp 10 thì mức tài trợ chỉ là 20 triệu đồng/tháng. Điều kiện ngặt nghèo như vậy nhưng dư luận đánh giá cao sự kiện này.

  • Bóng đá xấu xí

Vì điều đó hợp với quy luật, tuân thủ đúng nguyên tắc của thể thao chuyên nghiệp: anh càng chơi tốt, anh càng thu nhập cao và ngược lại. Từ sau sự kiện Tiến Minh, “nữ hoàng tốc độ” Vũ Thị Hương cũng được hãng Adidas tài trợ theo phương thức tương tự. Nhìn cảnh đó, có người mừng thầm, xem như thể thao nước ta đã tiệm cận với thế giới về cách nghĩ chuyên nghiệp.

Vậy mà mang tiếng là chuyên nghiệp, là ngọn cờ đầu, môn bóng đá đang đi thụt lùi. Ở vòng 6 V-League, “siêu sao” Lê Công Vinh “tế sống” trọng tài trên sân dù bản thân anh chưa chứng tỏ gì về chuyên môn. Đến vòng 7, cầu thủ “tẩn” nhau trên nhiều sân vận động. Sang đến vòng 9, lại đánh nhau giữa cầu thủ rồi phóng viên đang tác nghiệp cũng bị tấn công, ngăn cản hoạt động báo chí. Tất cả những gì đã xảy ra được đặt thành câu hỏi: Đạo đức sân cỏ đang ở đâu ?

Vấn đề ở chỗ: thu nhập cầu thủ thì tăng, giá trị chuyển nhượng vượt ngoài các chuẩn mực xã hội nhưng đạo đức sân cỏ thì đi xuống còn chuyên môn, thú thật, còn lâu mới được xem là cầu thủ chuyên nghiệp.

Trong các lĩnh vực đời sống, chỉ có bóng đá là đứng bên lề sự suy thoái kinh tế. Điều đó đã được chứng minh qua việc các ngôi sao đá bóng của ta sắm xe hạng sang rồi ca sĩ, người mẫu quay sang bắt cặp với cầu thủ. Thử tính xem, lương một cầu thủ hạng sao như Công Vinh mỗi tháng đã 40 triệu đồng. Cộng cả thưởng từ CLB thì mỗi năm thu nhập gần 1 tỷ đồng mà chi phí thì đa phần đều do CLB chi trả. Thu nhập như vậy, giới showbiz ghen tị và… làm quen là phải.

Văn hóa sân cỏ ở đâu? ảnh 1

Để có được tài trợ của Adidas, Vũ Thị Hương phải thi đấu ngày một tốt hơn. Ảnh: V.S.I.

  • Tiền không đem lại văn hóa

Hơn chục năm trước, cầu thủ chúng ta còn bị xem là “quần đùi áo số”. Thời đó, đi đá bóng còn bị xem thường. Lúc lãnh lương còn phải ngó trước, ngó sau sợ bị dị nghị. Vậy nhưng, bóng đá lúc đó lại đông khán giả, toàn mua vé vào sân. Mỗi cuối tuần, từ Nam đến Bắc đông vui như hội hè. Bóng đá thực sự là một thú vui.

Còn bây giờ, khán giả đến sân thì sẵn sàng thỏa cơn tức giận bằng cách chửi bới, gây gổ, tấn công trọng tài và cầu thủ đội bạn. Cầu thủ trên sân thì hăm dọa trọng tài và lăm le triệt hạ đối thủ. Bóng đá trở nên xấu xí dù cầu thủ bây giờ toàn dân chơi hàng hiệu. Tiền bạc không đem lại văn hóa sân cỏ nhanh như nó đem lại sự sung túc cho cầu thủ Việt Nam.

Mà ngay cả khán giả đến sân giờ cũng ít đi. Ở mỗi vòng đấu của V-League, chỉ 1/2 sân là kín (đa phần nhờ miễn phí vé), số còn lại không đủ lấp đầy. Tại Hà Nội và Sài Gòn, những trận đấu hay nhất cũng chỉ có 1/4 khán đài được lấp kín. Cái cảnh đìu hiu ấy khiến người hoài cổ phải thở dài vì ngày trước, ngay ở một giải đấu thuộc khu vực miền Trung, diễn ra tại một sân bóng cấp huyện như sân Cam Ranh – Khánh Hòa cũng đã có hơn 20.000 khán giả đến sân xem bóng đá.

Cầu thủ giàu lên, cũng là chuyện bình thường. Nhưng nếu thể thao chuyên nghiệp là sự tỷ lệ thuận giữa thành tích và thu nhập thì ở bóng đá nước ta, xem ra ngược lại.

Hãy nghĩ xem, một VĐV độc lập như Tiến Minh hay Vũ Thị Hương đạt đến tầm thế giới mà còn bị khống chế thu nhập thì các ngôi sao bóng đá vốn phải dựa nhiều vào tập thể lại có mức thu nhập cao hơn rất nhiều dù chẳng có trách nhiệm thành tích nào rõ ràng cả. Liệu có bất công quá không?

TÂM VIỆT

Tin cùng chuyên mục

Bóng đá trong nước

U23 Việt Nam hết nỗi lo đá sân nhân tạo ở SEA Games 32

Nước chủ nhà Campuchia quyết định chuyển đổi mặt cỏ nhân tạo thành tự nhiên trong quá trình nâng cấp sân vận động (SVĐ) quốc gia cũ, còn được biết đến bằng cái tên thân thuộc Olympic, để chuẩn bị tổ chức các trận đấu thuộc môn bóng đá nam và nữ ở SEA Games 32.

Bóng đá quốc tế

Antonio Conte nói lời từ biệt các CĐV sau khi bị Tottenham sa thải

Triều đại của Antonio Conte với tư cách là HLV Tottenham đã kết thúc vào tối Chủ nhật sau khi HLV người Italia đồng ý chấm dứt hợp đồng với Gà trống London trước khi mùa giải kết thúc. Trước khi Chủ tịch công bố quyết định sa thải, vị HLV người Italia đã phá vỡ sự im lặng bằng thông điệp trên mạng xã hội.

Quần vợt

Miami Open: Hubert Hurkacz cứu 5 match-point, Carlos Alcaraz thắng trận thứ 16/17 trận trong mùa

Trong trận đấu mang tính chất “sử thi” giữa Hubert Hurkacz (Ba Lan, hạng 9 ATP) và Thanasi Kokkinakis (Australia, hạng 94 ATP), tay vợt tốp 10 thế giới đã chật vật đánh bại đối thủ sau khi cứu 5 nguy cơ thua match-point trong suốt 3 ván đấu phải phân định thắng bại bằng các loạt đánh tie-break. Trong khi đó, Carlos Alcaraz tiếp tục thẳng tiến đến tham vọng thắng Cú đúp Ánh dương của mình...