Trước trận gặp Đan Mạch, nước Đức có nhiều chuyện lo: Từ bị … muỗi cắn đến Fullkrug

Trên tư cách chủ nhà, Đức có nhiều ưu thế trước trận đối đầu với Đan Mạch, nhưng có nhiều dấu hiệu cho thấy đây không phải là trận đấu dễ dàng. Đội chủ nhà cân nhắc xem có nên bắt đầu với tiền đạo Füllkrug hay không khi đêm giông bão trước Đan Mạch đang dần hiển hiện.

Trước trận gặp Đan Mạch, nước Đức có nhiều chuyện lo: Từ bị … muỗi cắn đến Fullkrug

Đầu tiên là … muỗi. Đã xảy ra một đợt bùng phát muỗi tại khu tập huấn của Đức ở Herzogenaurach – bang Bavaria. Với thời tiết ẩm ướt kéo dài hai tuần khiến khu vườn ngắm cảnh ngoài trời của tuyển Đức – vốn nằm ngay cạnh một khu rừng – gần như không thể sử dụng được không gian ngoài trời vào buổi tối. “Tôi đã bị cắn hai hoặc ba lần,” tiền đạo Maximilian Beier thừa nhận. “Nhưng nếu đó là vấn đề lớn nhất thì thôi…”

Sau đó là sấm sét. DWD, cơ quan khí tượng của Đức đang cảnh báo về giông bão dữ dội, mưa xối xả, mưa đá lớn, gió bão và thậm chí có thể có lốc xoáy trên khắp phía tây đất nước vào ngày thứ Bảy, tức là đúng ngày Đức gặp Đan Mạch ở Dortmund.

Nếu chiến dịch Euro 2024 của Đức bắt đầu giống như một thử thách trong Kinh thánh, thì hãy yên tâm: vẫn còn rất nhiều bệnh dịch tiềm ẩn sắp xảy ra. Trận hòa 1-1 trước Thụy Sĩ trong trận đấu cuối cùng ở vòng bảng – chỉ được cứu vãn nhờ bàn gỡ hòa ở phút bù giờ của Niclas Füllkrug – đã đưa ra lời cảnh báo không kém gì hiện tượng thời tiết: rằng sự hưng phấn quá mức có thể gây hại cho người Đức.

Danh thủ Lothar Matthäus viết trên báo trong mục bình luận của mình: “Chúng tôi cần cải thiện phần còn lại của hàng phòng ngự”. Trong khi đó, cựu tiền vệ đội tuyển quốc gia Mario Basler nói: “Phải nói là tôi sẽ cảm thấy thở phào nếu đội tuyển vào tứ kết”. Christoph Kramer, cựu tuyển thủ Đức, cảnh báo: “Nếu chúng tôi bị tấn công từng người một, chúng tôi sẽ gặp vấn đề”.

Tâm điểm tranh cãi dường như là về Füllkrug, tiền đạo to lớn của Đức, người đang chơi bóng ở Dortmund và hiện đang tự hào với thành tích đáng ghen tị là ghi bàn cứ sau 58 phút cho đội tuyển quốc gia. Thành tích tại các giải đấu quốc tế của Füllkrug – 4 bàn sau 6 trận, mặc dù chưa bao giờ chơi quá 35 phút trong bất kỳ trận nào – đã tạo ra một làn sóng ủng hộ của công chúng đối với ý tưởng rằng anh có lẽ nên đá chính.

Một vấn đề: không có chỗ trống ngay lập tức cho anh ta. Kai Havertz, tiền đạo trung tâm thường đá từ đầu, đã khởi đầu giải đấu tốt và sự linh hoạt cũng như khả năng di chuyển của anh ấy rất quan trọng đối với cách Đức muốn tấn công. Như vậy, Florian Wirtz có thể sẽ phải nhường chỗ, với Füllkrug chơi ở phía trên trong, như những buổi tập gần đây, còn Havertz và Jamal Musiala chơi ngay bên cạnh anh ta.

69452153_906.jpg

Và có lẽ trận đấu này có thể được tóm tắt như một câu chuyện về hai tiền đạo: một tiền đạo đang có phong độ mà Đức chưa biết có nên đưa ra sớm hay không, và một tiền đạo không có phong độ cao nhưng Đan Mạch lại không thể bỏ được. Có rất nhiều lựa chọn cho HLV của họ, Kasper Hjulmand, nếu ông để Rasmus Højlund ngồi ngoài vào tối thứ Bảy: Jonas Wind vạm vỡ, Kasper Dolberg thanh lịch, Yussuf Poulsen thông minh. Tuy nhiên, dù tốt hay xấu, có cảm giác rằng số phận của Højlund và Hjulmand bị ràng buộc với nhau.

Tiền đạo của Man United đã thi đấu rất hiệu quả cho Đan Mạch ở vòng loại, ghi 7 bàn sau 8 trận, nhưng hiện tại không ghi được bàn nào trong 7 trận gần nhất. Anh đứng thứ 91 trong danh sách những cầu thủ sút nhiều nhất, sau những Fabian Schär, N’Golo Kanté và Ayoze Pérez …các tiền vệ trung tâm.

“Chúng tôi thiếu khả năng để giúp Rasmus phát huy năng lực tốt hơn” HLV Hjulmand nói sau trận hòa 0-0 trước Serbia. Việc sử dụng Højlund nhưng con dao 2 lưỡi. Một mặt, nó an toàn nhưng tính hiệu quả vẫn bỏ ngỏ. Hợp đồng của HLV Hjulmand có thời hạn đến năm 2026, nhưng một thất bại nữa ở Euro sau khi đã bị loại ở vòng bảng ở Qatar 2022 sẽ khiến khả năng mất ghế là khó cưỡng lại.

Trong tay HLV Hjulmand có đến 13 cầu thủ giàu kinh nghiệm chơi bóng ở Bundesliga. Ngoài sự am hiểu, Đan Mạch còn có lợi thế của một đội “cửa dưới”. Những CĐV Đức luống tuổi chắc chắn đổ mồ hôi lạnh khi nhớ lại trận chung kết Euro 1992, khi đội tuyển Đức thống nhất của Berti Vogts bị thua sốc 0-2 ở Gothenburg – Thụy Điển. Đó là kỳ giải đã hình thành nên tên tuổi Đan Mạch, và hãy nhớ khi đó họ là “kẻ ngoài cuộc”.

Những chuyến phà và xe lửa đã tràn qua biên giới trong nhiều ngày. Dortmund chuẩn bị đối mặt với một trận “đại hồng thủy” theo nhiều nghĩa khác nhau. Chiến thắng trận này và Đức sẽ có thêm sáu ngày để chữa trị các vết côn trùng cắn. Nhưng đó là điều không dễ dàng…

Tin cùng chuyên mục