Con số 1 cũng gắn với cựu tiền đạo Lê Công Vinh, người đến hiện tại vẫn giữ kỷ lục là cầu thủ duy nhất giành được 2 danh hiệu QBV liên tiếp vào các năm 2006 và 2007. Lưu Ngọc Mai là cầu thủ nữ duy nhất từng được nhận danh hiệu cùng các cầu thủ nam vào năm 2001, và cô được công nhận là cầu thủ nữ đầu tiên trong lịch sử nhận Giải thưởng QBV.
2. Trong lịch sử giải thưởng, có 2 thủ môn từng nhận được danh hiệu QBV là Võ Văn Hạnh (năm 2001) và Dương Hồng Sơn (năm 2008). Ở hạng mục nữ, Đặng Thị Kiều Trinh (các năm 2011, 2012 và 2017) và Nguyễn Thị Kim Hồng (năm 2002) là 2 thủ môn đến nay được trao danh hiệu cao quý nhất.
3. Năm 2021, do mùa giải V-League bị hủy giữa chừng, nhiều sự kiện bóng đá trong nước khác phải dừng hoặc không tổ chức nên 3 hạng mục “Cầu thủ trẻ nam xuất sắc”, “Cầu thủ trẻ nữ xuất sắc” và “Cầu thủ nước ngoài xuất sắc” không có tên trong chương trình bầu chọn.
Tuy nhiên, ban tổ chức quyết định trao thêm hạng mục tôn vinh đối với 3 HLV tài năng, gồm Mai Đức Chung (bóng đá nữ), Phạm Minh Giang (futsal) và Park Hang-seo (bóng đá nam) tại gala vào tối 16-2.
4. Futsal mới chỉ có 4 cầu thủ được vinh danh qua 6 mùa giải. Trong đó, Trần Văn Vũ từng nhận các danh hiệu vào các năm 2015, 2016 và 2019. Các cầu thủ còn lại, gồm Phùng Trọng Luân (2017), Vũ Quốc Hưng (2018) và Nguyễn Minh Trí (2020) mỗi người được vinh danh một lần.
Trong lịch sử, có 4 cầu thủ nam giành được danh hiệu QBV đúng vào năm mà CLB đang khoác áo cũng giành được chức VĐQG. Đó là Lê Huỳnh Đức cùng CLB Công an TPHCM năm 1995, Nguyễn Hồng Sơn cùng Thể Công năm 1998, Võ Văn Hạnh cùng SLNA năm 2001 và Phan Văn Tài Em cùng ĐTLA năm 2005.
5. Có 5 cầu thủ từng đoạt danh hiệu “Cầu thủ trẻ nam xuất sắc” rồi sau đó được trao danh hiệu “Quả bóng vàng nam”, gồm: Phạm Văn Quyến, Lê Công Vinh, Phạm Thành Lương, Nguyễn Trọng Hoàng và Nguyễn Văn Quyết.