Năm 2020, Nguyễn Văn Quyết với vị trí tiền đạo cũng đứng cao nhất trên bục vinh quang. Nhưng trong đội hình đưa Hà Nội FC xưng vương đấu trường trong nước, cầu thủ sinh năm 1991 không thi đấu cao nhất như đồng nghiệp Anh Đức, mà chủ yếu chơi xa khung thành trong vai trò hộ công hoặc tiền đạo cánh.
Lật dở lại lịch sử QBV Việt Nam từ lần đầu tiên tổ chức vào năm 1995 đến 2007, có đến 7 lần danh hiệu cá nhân cao quý nhất của bóng đá Việt Nam tôn vinh các chân sút đúng nghĩa. Trong đó, cặp tiền đạo Lê Huỳnh Đức và Lê Công Vinh chia nhau 3 danh hiệu danh QBV Việt Nam, người còn lại là Phạm Văn Quyến vào năm 2003. Nhưng 13 năm kế tiếp, ngoài Anh Đức và Văn Quyết kể trên, thì chủ nhân của QBV Việt Nam lại thuộc về các tiền vệ trung tâm, tiền vệ chạy cánh và thủ môn.
Bóng đá châu Âu có giải thưởng cá nhân danh giá Ballon d'Or (QBV) do tạp chí France Football tổ chức. Ngoại trừ tiền vệ Luka Modric vào năm 2018, thì danh hiệu này trong 12 năm qua đều thuộc về các tiền đạo, gồm Cristiano Ronaldo, Lionel Messi và mới nhất là Karim Benzema. Hơi khập khiễng để so sánh, với mốc thời gian tương tự, để tiền đạo nội đoạt danh hiệu QBV Việt Nam quả thật gian truân hơn bội lần.
Có nghĩa cơ hội đoạt danh hiệu QBV Việt Nam được chia đều cho tất cả cầu thủ, mọi cá nhân trong từng vị trí. Chính sự công bằng và uy tín trong cuộc đua vào tốp 3 QBV Việt Nam ở các hạng mục bóng đá nam, nữ và futsal nam đã tiếp thêm động lực cho các cầu thủ, để họ thoải mái thi đấu, cống hiến cho CLB chủ quản và đội tuyển quốc gia nếu được trao cơ hội.