Khoảng cách xa vời

Giải bóng chuyền vô địch các CLB châu Á 2017 là dịp để các đội bóng của Việt Nam được cọ xát. Thế nhưng, chúng ta còn khoảng cách quá xa so với những đội bóng hàng đầu châu lục…
Thể hình vượt trội của các tay chắn nước ngoài (phải) là ưu thế trước các đội bóng Việt Nam. Ảnh: Thiên Hoàng
Thể hình vượt trội của các tay chắn nước ngoài (phải) là ưu thế trước các đội bóng Việt Nam. Ảnh: Thiên Hoàng
Học được gì sau 20 năm?

Năm 1999 là lần đầu giải được Liên đoàn bóng chuyền châu Á tổ chức. Những CLB nam, nữ vô địch tại các giải bóng chuyền quốc gia ở châu Á có quyền tham dự. Qua ngần ấy năm, cơ hội để bóng chuyền Việt Nam dự giải chủ yếu ở nội dung nữ. Ngoại trừ lần đầu không có đại diện góp mặt, từ năm 2000 tới nay, bóng chuyền nữ Việt Nam đều có đội góp mặt. “Những năm đầu, các đội bóng của Việt Nam dự giải để học hỏi kinh nghiệm chuyên môn, chiến thuật thi đấu của các đội bóng tại châu Á. Bây giờ, phương tiện kỹ thuật là internet thông dụng thì việc cập nhật đã không khó. Điều những đội bóng Việt Nam dự giải các CLB châu Á hiện tại là học cách tổ chức của từng đối thủ. Cách quản lý của một ban huấn luyện, tổ chức nhân sự ra sao trong các nền bóng chuyền mạnh như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc hay Thái Lan vẫn luôn có giá trị sát thực”, HLV kỳ cựu Nguyễn Mạnh Hùng từng chia sẻ.

Trong nhiều lần, Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam và bộ môn bóng chuyền ưu tiên ĐTQG góp mặt giải trên, nhưng nay tư duy đó đã thay đổi triệt để. CLB vô địch quốc gia được quyền góp mặt. Ngân hàng Công Thương là đại diện hiện tại của Việt Nam thi đấu giải 2017 (tổ chức tại Kazakhstan) và đứng hạng 7 chung cuộc. Trước đội bóng trên, Thông tin LVPB, VTV Bình Điền Long An đã từng thi đấu... Sau những lần tham dự, sự thay đổi về tư duy chuyên môn của những đội bóng là có. Thế nhưng, việc thay đổi khó được kiểm chứng bởi những đội bóng cấp CLB của Việt Nam chủ yếu tranh tài trong nước. 

Với bóng chuyền nam, không nhiều CLB là đội vô địch quốc gia dự giải này. Một phần vì tốn kém, phần nữa do giải diễn ra ở quốc gia cách xa Việt Nam thì CLB sẵn lòng nhường suất lại cho ĐTQG. 5 năm trở lại đây, các CLB nam đã tự tin dự sân chơi này như Đức Long Gia Lai (cũ), Tràng An Ninh Bình, Maseco TPHCM. Dù kết quả không cao, nhưng bù lại, nhiều cầu thủ tâm sự rằng “có cơ hội thi đấu ở nước ngoài là rất mừng vì biết thêm đối thủ ở châu Á ra sao”. 

Yếu tố con người

Chúng ta thua thiệt trước đối thủ cùng ở châu Á là hình thể. Đơn cử tại nội dung nam tổ chức năm 2016 ở Myanmar, VĐV đội nam TPHCM đã gặp các đội bóng có lợi thế vượt trội về thể hình như Qatar, Iran, Trung Quốc, Kazakhstan... Về nữ, Thông tin LVPB, VTV Bình Điền Long An hoặc Ngân hàng Công Thương hiện tại đấu giải CLB châu Á đều ở thời điểm họ đang mạnh nhất Việt Nam. VĐV của chúng ta chỉ có chiều cao trung bình khoảng 1m74. Trước các VĐV có chiều cao trung bình 1m80 của Nhật Bản, Kazakhstan, Trung Quốc, Hàn Quốc... chúng ta yếu thế hẳn.

Thực tế, các đại diện của Việt Nam dự giải cúp các CLB châu Á mang tiêu chí học hỏi là chính. Năm 2015, Việt Nam là chủ nhà của giải nữ (tổ chức tại Hà Nam). Đây cũng là kỳ đặc biệt bởi lần đầu tiên, khán giả trong được chứng kiến 1 cầu thủ Việt Nam (Nguyễn Thị Ngọc Hoa) đứng trong đội hình chính và thi đấu thành công ở CLB nước ngoài để vô địch giải (CLB Bangkok Glass – Thái Lan). Nhân tố cá nhân thì chúng ta có, nhưng rất đơn lẻ. Bóng chuyền là môn tập thể, nếu không có sự đồng đều mạnh chung thì đội bóng rất khó có chiến thắng. 

Năm 1999 là lần đầu giải được Liên đoàn bóng chuyền châu Á tổ chức. Những CLB nam, nữ vô địch tại các giải bóng chuyền quốc gia ở châu Á có quyền tham dự. Qua ngần ấy năm, cơ hội để bóng chuyền Việt Nam dự giải chủ yếu ở nội dung nữ. Ngoại trừ lần đầu không có đại diện góp mặt, từ năm 2000 tới nay, bóng chuyền nữ Việt Nam đều có đội góp mặt. “Những năm đầu, các đội bóng của Việt Nam dự giải để học hỏi kinh nghiệm chuyên môn, chiến thuật thi đấu của các đội bóng tại châu Á. Bây giờ, phương tiện kỹ thuật là internet thông dụng thì việc cập nhật đã không khó. Điều những đội bóng Việt Nam dự giải các CLB châu Á hiện tại là học cách tổ chức của từng đối thủ. Cách quản lý của một ban huấn luyện, tổ chức nhân sự ra sao trong các nền bóng chuyền mạnh như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc hay Thái Lan vẫn luôn có giá trị sát thực”, HLV kỳ cựu Nguyễn Mạnh Hùng từng chia sẻ.

Trong nhiều lần, Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam và bộ môn bóng chuyền ưu tiên ĐTQG góp mặt giải trên, nhưng nay tư duy đó đã thay đổi triệt để. CLB vô địch quốc gia được quyền góp mặt. Ngân hàng Công Thương là đại diện hiện tại của Việt Nam thi đấu giải 2017 (tổ chức tại Kazakhstan) và đứng hạng 7 chung cuộc. Trước đội bóng trên, Thông tin LVPB, VTV Bình Điền Long An đã từng thi đấu... Sau những lần tham dự, sự thay đổi về tư duy chuyên môn của những đội bóng là có. Thế nhưng, việc thay đổi khó được kiểm chứng bởi những đội bóng cấp CLB của Việt Nam chủ yếu tranh tài trong nước. 

Với bóng chuyền nam, không nhiều CLB là đội vô địch quốc gia dự giải này. Một phần vì tốn kém, phần nữa do giải diễn ra ở quốc gia cách xa Việt Nam thì CLB sẵn lòng nhường suất lại cho ĐTQG. 5 năm trở lại đây, các CLB nam đã tự tin dự sân chơi này như Đức Long Gia Lai (cũ), Tràng An Ninh Bình, Maseco TPHCM. Dù kết quả không cao, nhưng bù lại, nhiều cầu thủ tâm sự rằng “có cơ hội thi đấu ở nước ngoài là rất mừng vì biết thêm đối thủ ở châu Á ra sao”. 

Yếu tố con người

Chúng ta thua thiệt trước đối thủ cùng ở châu Á là hình thể. Đơn cử tại nội dung nam tổ chức năm 2016 ở Myanmar, VĐV đội nam TPHCM đã gặp các đội bóng có lợi thế vượt trội về thể hình như Qatar, Iran, Trung Quốc, Kazakhstan... Về nữ, Thông tin LVPB, VTV Bình Điền Long An hoặc Ngân hàng Công Thương hiện tại đấu giải CLB châu Á đều ở thời điểm họ đang mạnh nhất Việt Nam. VĐV của chúng ta chỉ có chiều cao trung bình khoảng 1m74. Trước các VĐV có chiều cao trung bình 1m80 của Nhật Bản, Kazakhstan, Trung Quốc, Hàn Quốc... chúng ta yếu thế hẳn.

Thực tế, các đại diện của Việt Nam dự giải cúp các CLB châu Á mang tiêu chí học hỏi là chính. Năm 2015, Việt Nam là chủ nhà của giải nữ (tổ chức tại Hà Nam). Đây cũng là kỳ đặc biệt bởi lần đầu tiên, khán giả trong được chứng kiến 1 cầu thủ Việt Nam (Nguyễn Thị Ngọc Hoa) đứng trong đội hình chính và thi đấu thành công ở CLB nước ngoài để vô địch giải (CLB Bangkok Glass – Thái Lan). Nhân tố cá nhân thì chúng ta có, nhưng rất đơn lẻ. Bóng chuyền là môn tập thể, nếu không có sự đồng đều mạnh chung thì đội bóng rất khó có chiến thắng. 

Tin cùng chuyên mục