Sự dũng cảm ở đâu?

Những chuyện bất cập ở môn bóng đá vẫn chưa làm nguôi sức nóng của dư luận thì các vấn đề ở bóng chuyền, môn thể thao có sức hút chỉ đứng sau bóng đá lại khiến người ta phải đặt câu hỏi: Tại sao những người làm quản lý thể thao lại có quá ít sự dũng cảm, đặc biệt là với chức trách và vị trí của mình.
Sự dũng cảm ở đâu?

Những chuyện bất cập ở môn bóng đá vẫn chưa làm nguôi sức nóng của dư luận thì các vấn đề ở bóng chuyền, môn thể thao có sức hút chỉ đứng sau bóng đá lại khiến người ta phải đặt câu hỏi: Tại sao những người làm quản lý thể thao lại có quá ít sự dũng cảm, đặc biệt là với chức trách và vị trí của mình.

Từ ngôi á quân ở SEA Games 24, bóng chuyền nam liên tiếp “rơi đài” ở 2 kỳ SEA Games 25 và 26. Ảnh: Hoàng Hùng

Từ ngôi á quân ở SEA Games 24, bóng chuyền nam liên tiếp “rơi đài” ở 2 kỳ SEA Games 25 và 26. Ảnh: Hoàng Hùng

Sau khi ông Hà Mạnh Thư (nay đã mất) rời chức vụ TTK LĐBĐ Việt Nam (VVF), có không ít người đã thở phào nhẹ nhõm. Chẳng là ông Thư ngồi ghế TTK đến 17 năm, quá lâu cho một chức vụ, mà bóng chuyền thì lại đang cần sự đổi mới. Nhưng đến thời điểm này, lại không ít người cảm thán tình cảnh hiện tại, và nhớ cố TTK Hà Mạnh Thư nhiều hơn.

Bởi 4 năm qua, với bóng chuyền Việt Nam là cả một sự tụt dốc thảm hại về thành tích thi đấu mà đỉnh cao của sự thê thảm đó là SEA Games 26. Bóng chuyền vốn không mơ đến HCV, thành ra dễ bị dư luận bỏ qua mỗi khi thất bại nhưng với dân trong nghề thì đau xót lắm.

Từ ngôi á quân tại SEA Games 24, bóng chuyền nam chẳng thể nào tranh huy chương khi thua Myamar liên tiếp 2 kỳ SEA Games. Từ giấc mơ lật đổ bóng chuyền Thái Lan, thì đội tuyển nữ lại thua một cách bạc nhược. Hồi ông Hà Mạnh Thư và ông Trần Văn Nghĩa “song kiếm hợp bích” kẻ Bắc, người Nam, bóng chuyền Việt Nam đã có hẳn một chiến lược để tìm vàng tại vùng Đông Nam Á. Mỗi lần gặp Thái Lan, là một lần quyết tâm thắng cho kỳ được một ván để kéo dần khoảng cách.

Thế mới thấy, việc đội tuyển nữ nhận tiền thưởng vì “được” HCB tại SEA Games 26 khiến dân trong giới cười buồn bởi lẽ ra, phải xem đấy là sự thất vọng hơn là thành công bởi có gì đáng để thưởng.

Cũng nhân chuyện tiền thưởng, phải nói rằng, nhiệm kỳ 5 của VVF làm khá tốt việc kiếm tiền. Các doanh nghiệp đổ tiền cho bóng chuyền, giải đấu “tràn lan” cả năm. Thế nhưng, tiền thật nhiều, mở cửa cho rộng ở các CLB để làm gì khi các đội tuyển quốc gia cứ thụt lùi về trình độ?

o 0 o

Trụ sở của VVF vẫn là căn phòng ở 36 Trần Phú - Hà Nội, thành tích đi xuống, cho dù tiền chảy vào bóng chuyền nhiều hơn, 4/5 vị trí tại Thường trực VVF là doanh nhân, đủ thấy trách nhiệm của bộ phận điều hành mà đứng đầu là TTK Trần Đức Phấn như thế nào.

Vấn đề là không có một lời xin lỗi nào được đưa ra và ông Phấn đã sẵn sàng “nhường” lại ghế TTK sau khi được bổ nhiệm làm Vụ trưởng Vụ 1. Ông “Tổng” của VVF coi như “hơn cả hạ cánh an toàn”, vấn đề là “di sản” mà ông để lại thật không dễ cho người kế nhiệm.

Đấy là lý do mà nhiều người nhớ cố TTK Hà Mạnh Thư đến thế. 17 năm “cầm cương” của ông Thư tại VVF, có không ít điều tốt lẫn xấu, nhưng tựu trung, từ một con số 0  tròn trĩnh, bóng chuyền Việt Nam có một chỗ đứng vững vàng, là tiền đề để nhiệm kỳ 5 dám hạ chỉ tiêu đưa bóng chuyền Việt Nam vươn đến hạng 5 châu Á vào năm 2012. Tất nhiên, cái đích ấy đã xa vời ở thời điểm hiện tại.

Dân trong giới bóng chuyền chua xót không chỉ vì thành tích của các đội tuyển mà vì ngày càng vắng đi những người tâm huyết với bóng chuyền. Hay nói cách khác, có vẻ như VVF chẳng hề thiếu tiền bạc nhưng lại không biết làm thế nào để có cái đường băng cho bóng chuyền Việt Nam cất cánh.

Đăng Linh

Tin cùng chuyên mục