Nhiều CLB thậm chí còn bỏ luôn khâu đào tạo VĐV trẻ và khi cần thì vay mượn hoặc chuyển nhượng tạm thời để tiết kiệm kinh phí. Giới chức bóng chuyền phải quyết định tạm loại bỏ ngoại binh khỏi cuộc chơi, yêu cầu các CLB phải đào tạo VĐV năng khiếu, bắt buộc hàng năm dự giải các CLB trẻ toàn quốc và coi đó như một điều kiện đủ để đội lớn được dự tranh giải VĐQG.
Đến giờ thì đúng là công tác đào tạo VĐV trẻ được hầu hết các CLB khôi phục, nhiều nơi làm rất quyết liệt. Chính lãnh đạo các đội cũng công nhận đây là điều quan trọng, góp phần hạn chế tình trạng mượn VĐV để đối phó với quy định của Liên đoàn bóng chuyền quốc gia. Chẳng hạn, đội nữ Ngân hàng Công thương trước đây chỉ tập trung cho đội lớn thì hiện đã đào tạo nhiều tuyến trọng điểm để 3 năm liên tiếp đoạt ngôi vô địch giải trẻ toàn quốc. Các đội nam Khánh Hòa, Thể Công hay Ninh Bình cũng vậy, tích cực xây dựng lực lượng hậu bị để đội lớn có VĐV thay thế. Đấy là sự nghiêm túc đáng mừng trong tư duy làm bóng chuyền hiện nay, khác với kiểu ăn xổi và đốt cháy giai đoạn của trước kia.
Sự hào hứng trong đào tạo VĐV trẻ đang lan rộng khắp nơi, thay vì chỉ tập trung ở một số trung tâm mạnh như Thể Công, Tràng An Ninh Bình, Hà Nội, TPHCM, Long An, Bến Tre (nam), VTV Bình Điền Long An, Thông tin LVPB, Ngân hàng Công thương, Vĩnh Long, Thái Bình (nữ). Nhiều tay đập triển vọng như Đặng Thu Huyền, Lê Quốc Thiện, Đặng Thị Kim Thanh, Dương Văn Tiên, Lưu Thị Huệ, Trương Thụy Anh Phương, Nguyễn Thị Uyên… đã xuất hiện và được đánh giá sẽ sớm tạo dựng được tên tuổi ở các đội bóng hàng đầu nước nhà.
Rõ ràng, các đội bóng bây giờ đã bớt phàn nàn thiếu người, không phải chạy vạy khắp nơi để chiêu mộ VĐV chất lượng cho đủ đội hình trước thềm một mùa bóng. Thậm chí, để hỗ trợ và kích thích địa phương khác cùng làm bóng chuyền, các CLB hàng đầu cho mượn VĐV trẻ vài năm để thi đấu trong lúc chờ đợi địa phương đào tạo thế hệ kế cận cho đội lớn.
Tất nhiên, không thể tránh khỏi những rắc rối nảy sinh trong quá trình đào tạo VĐV trẻ. Nhìn từ giải toàn quốc vừa kết thúc, có thể nhận thấy một số đội bóng vẫn cố tình khai gian tuổi của VĐV để mưu cầu thành tích, sử dụng tiểu xảo để qua mặt nhà quản lý, đào tạo VĐV trẻ nhưng không nhằm cung cấp cho đội lớn mà để chuyển nhượng… Đấy là những điểm tối đáng tiếc trong bức tranh sáng sủa mà bóng chuyền nước nhà đang nỗ lực tạo dựng.
Đến giờ thì đúng là công tác đào tạo VĐV trẻ được hầu hết các CLB khôi phục, nhiều nơi làm rất quyết liệt. Chính lãnh đạo các đội cũng công nhận đây là điều quan trọng, góp phần hạn chế tình trạng mượn VĐV để đối phó với quy định của Liên đoàn bóng chuyền quốc gia. Chẳng hạn, đội nữ Ngân hàng Công thương trước đây chỉ tập trung cho đội lớn thì hiện đã đào tạo nhiều tuyến trọng điểm để 3 năm liên tiếp đoạt ngôi vô địch giải trẻ toàn quốc. Các đội nam Khánh Hòa, Thể Công hay Ninh Bình cũng vậy, tích cực xây dựng lực lượng hậu bị để đội lớn có VĐV thay thế. Đấy là sự nghiêm túc đáng mừng trong tư duy làm bóng chuyền hiện nay, khác với kiểu ăn xổi và đốt cháy giai đoạn của trước kia.
Sự hào hứng trong đào tạo VĐV trẻ đang lan rộng khắp nơi, thay vì chỉ tập trung ở một số trung tâm mạnh như Thể Công, Tràng An Ninh Bình, Hà Nội, TPHCM, Long An, Bến Tre (nam), VTV Bình Điền Long An, Thông tin LVPB, Ngân hàng Công thương, Vĩnh Long, Thái Bình (nữ). Nhiều tay đập triển vọng như Đặng Thu Huyền, Lê Quốc Thiện, Đặng Thị Kim Thanh, Dương Văn Tiên, Lưu Thị Huệ, Trương Thụy Anh Phương, Nguyễn Thị Uyên… đã xuất hiện và được đánh giá sẽ sớm tạo dựng được tên tuổi ở các đội bóng hàng đầu nước nhà.
Rõ ràng, các đội bóng bây giờ đã bớt phàn nàn thiếu người, không phải chạy vạy khắp nơi để chiêu mộ VĐV chất lượng cho đủ đội hình trước thềm một mùa bóng. Thậm chí, để hỗ trợ và kích thích địa phương khác cùng làm bóng chuyền, các CLB hàng đầu cho mượn VĐV trẻ vài năm để thi đấu trong lúc chờ đợi địa phương đào tạo thế hệ kế cận cho đội lớn.
Tất nhiên, không thể tránh khỏi những rắc rối nảy sinh trong quá trình đào tạo VĐV trẻ. Nhìn từ giải toàn quốc vừa kết thúc, có thể nhận thấy một số đội bóng vẫn cố tình khai gian tuổi của VĐV để mưu cầu thành tích, sử dụng tiểu xảo để qua mặt nhà quản lý, đào tạo VĐV trẻ nhưng không nhằm cung cấp cho đội lớn mà để chuyển nhượng… Đấy là những điểm tối đáng tiếc trong bức tranh sáng sủa mà bóng chuyền nước nhà đang nỗ lực tạo dựng.