VFF đang đại diện cho ai?

Có một từ để nhận định tình hình của VFF hiện tại: Rối. Họ không biết phải làm thế nào và những cách họ đang làm đầy tính bao biện, chữa cháy một cách yếu ớt trước đòi hỏi là sức ép từ dư luận. Hình như họ chẳng còn biết mình đại diện cho ai cả.
VFF đang đại diện cho ai?

Có một từ để nhận định tình hình của VFF hiện tại: Rối. Họ không biết phải làm thế nào và những cách họ đang làm đầy tính bao biện, chữa cháy một cách yếu ớt trước đòi hỏi là sức ép từ dư luận. Hình như họ chẳng còn biết mình đại diện cho ai cả.

Trước sức ép của dư luận và của các CLB, rõ ràng VFF đang rối… Ảnh: Quang Minh

Trước sức ép của dư luận và của các CLB, rõ ràng VFF đang rối… Ảnh: Quang Minh

Chưa có lúc nào mà ai cũng có thể phê phán VFF và thậm chí, còn xem các chế tài của tổ chức này ra cái gì cả. Ví dụ như hiện nay, đa số đều cho rằng VFF nên tổ chức đại hội bất thường, điều đó có nghĩa là tổ chức này hiện không thể làm việc được nếu không thay đổi. Sau đó, đến việc có ông bầu nói thẳng quan điểm của mình trên chính cơ quan ngôn luận của VFF rằng ông ủng hộ việc một người có thể đầu tư cho 5-10 CLB cũng được. Tóm lại, mạnh ai nấy nói, miễn sao được việc của mình. Trên các diễn đàn bóng đá, tất cả các CĐV đều bày tỏ họ chẳng còn muốn chờ đợi gì ở bóng đá Việt Nam.

Cần phải nhìn thẳng vào điều đó bằng một câu hỏi: Bây giờ mà không còn bóng đá tại Việt Nam thì liệu có chuyện gì xảy ra không?

Tất nhiên là có nhưng chẳng là cái gì cả. Cũng như đột nhiên người ta mất một cái gì đó nên phải nhớ nhung chút đỉnh chứ không đến mức phải “chết vì thiếu bóng đá”. Đấy là hậu quả của một nền bóng đá không vì khán giả. Thứ bóng đá mà miễn phí vé vào sân cũng chẳng làm ai hào hứng, truyền hình phủ kín các trận đấu vào cuối tuần cũng chẳng bán thêm được miếng quảng cáo nào, thì đâu có ảnh hưởng gì lớn đến đời sống?! Các CLB giờ đây đâu còn thuộc về CĐV nữa và VFF, đáng buồn thay, cũng chẳng phải đứng về phía quyền lợi của người hâm mộ khi họ chỉ vì lo ngại cho quyền lực của mình mà không chịu tiến hành một cuộc cách mạng.

o0o

VFF sợ cái gì cơ chứ? Nếu tổ chức này đột nhiên không hoạt động vài ngày thì có ảnh hưởng gì không? Xin trả lời là không. Chức năng quản lý của họ sẽ được Bộ môn của Tổng cục TDTT đảm nhiệm như rất nhiều môn thể thao khác. Quyền lực của VFF được tạo dựng và ảnh hưởng lớn nhất là ở xã hội. Nhưng như đã nói, các ông bầu không xem VFF ra gì, CĐV thì chán bóng đá, VFF còn lại gì nữa?

Chỉ cần nhìn qua những cách phản ứng của VFF kể từ những vòng đấu cuối của V-League đến khi bầu Kiên “tấn công” trên diễn đàn thì cũng đủ thấy sự bất lực của tổ chức này trong việc kiểm soát tình hình. Những lời bảo đảm của ông Chủ tịch có quá ít giá trị. Ông Tổng thư ký thì lặn mất tăm. Các Phó Chủ tịch thì mỗi người một phé, còn hệ thống Ban chấp hành thì lặng thinh chờ… đại hội bất thường. Bộ máy VFF đang ngày càng mất giá trị trong con mắt của xã hội.

Một lần nữa, vẫn phải đặt ra câu hỏi: tại sao lại không tổ chức đại hội bất thường? Một đại hội như vậy có cái gì quá bất thường đâu trong bối cảnh mà uy tín bị sụt giảm nghiêm trọng. Nếu VFF là đại diện của xã hội, họ cần phải lấy lại ngay vị thế của mình bằng một đại hội như thế chứ không phải bằng các phương án chữa cháy để sửa chữa một vài trục trặc nhỏ khi cả bộ máy bị “lỗi hệ thống”.
Từ nay đến cuối năm đâu còn chuyện gì để làm khi ngay cả đội U-23 cũng đã khoán trắng cho HLV Falko Goetz. Lúc này không làm thì mới thực sự là lãng phí. Ít nhất là lãng phí niềm tin nơi xã hội.

Hồ Việt

Tin cùng chuyên mục