Vàng hay không vàng?

Trong cuộc họp của Ban chỉ đạo SEA Games 26 để gút lại những dự báo về kết quả thi đấu tại đại hội thì thật ngạc nhiên, môn bóng đá không đăng ký chỉ tiêu HCV. Lý do thật… tế nhị: ngại các cầu thủ U-23 bị áp lực tâm lý.
Vàng hay không vàng?

Trong cuộc họp của Ban chỉ đạo SEA Games 26 để gút lại những dự báo về kết quả thi đấu tại đại hội thì thật ngạc nhiên, môn bóng đá không đăng ký chỉ tiêu HCV. Lý do thật… tế nhị: ngại các cầu thủ U-23 bị áp lực tâm lý.

Thông tin trên được Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Vương Bích Thắng xác nhận. Tất nhiên là ai cũng biết, ông Thắng cũng dựa trên đề nghị từ VFF chứ là người đứng đầu ngành thể thao, hơn ai hết, ông Thắng rất chờ đợi chiếc HCV của bóng đá. Bởi bất kỳ huy chương màu nào thì cũng là thất bại, là lãng phí.

So với các môn khác, bóng đá được hưởng các ưu đãi tương đương từ Nhà nước. Tuy nhiên, nó lại đang “ngốn” một nguồn lực xã hội rất lớn. Những nhà quản lý thể thao Việt Nam đều hiểu rằng, chiếc HCV bóng đá có thể “đổi” được 1/3 tổng số huy chương. Tuy nhiên, nếu ngay chính VFF còn không thể nhận chỉ tiêu vàng thì Tổng cục TDTT cũng khó gây sức ép. Bóng đá không phải là môn chơi có tính chính xác như một số môn được đo thành tích bằng các con số cụ thể.

Giấc mơ giành chiếc HCV SEA Games của Việt Nam đã ấp ủ hơn 50 năm rồi. Ảnh: Dũng Phương

Giấc mơ giành chiếc HCV SEA Games của Việt Nam đã ấp ủ hơn 50 năm rồi. Ảnh: Dũng Phương

Vấn đề là cho đến nay, giới truyền thông vẫn cho rằng VFF đang giao chỉ tiêu HCV cho ông Falko Goezt, xem như đấy là điều khoản quan trọng trong hợp đồng với ông thầy người Đức này. Hơn nữa, theo kế hoạch tập trung của VFF công bố thì gần như đã dồn toàn lực phục vụ cho mục tiêu lấy vàng.

Vậy tại sao lại còn “chọn đường lùi” bằng cách không đăng ký chỉ vì ngại “gây áp lực lên cầu thủ”?

o0o

Chiến thắng không bao giờ là một áp lực trong bóng đá. Không thể bước ra sân mà không muốn thắng. Đoạt HCV tại SEA Games đương nhiên là phức tạp hơn cả một chiến thắng, nhưng vì vậy mới cần HLV giỏi để tính toán chiến lược, mới cần một quá trình tập trung lẫn đầu tư tiền của để hạn chế tối đa những rủi ro thất bại.

Đã làm được đến thế, vậy tại sao vẫn không thể tin vào chiến thắng sau cùng?

Vấn đề áp lực tâm lý, nếu đối với các môn thể thao cá nhân thì còn có thể lý giải được bởi thành tích của họ được và mất nhiều khi chỉ trong một khoảnh khắc rất nhỏ. Tập luyện bao nhiêu đi nữa, thần kinh vững vàng thế nào đi nữa vẫn có thể thất bại. Chuyện “tia chớp” Ulsan Bolt bị loại ở cự ly 100m sở trường mới đây là ví dụ sống động.

Nhưng đối với bóng đá, chuyện ấy rất khó chấp nhận. Chúng ta có thể thất bại (ai cũng có thể thất bại) nếu đối phương mạnh hơn. Nhưng nếu đã phải chờ đợi hơn 50 năm, tham dự đến bao nhiêu trận chung kết SEA Games từ 1995 đến nay, chuẩn bị đến 2 tháng trời với hơn chục trận đấu đỉnh cao thì không thể thất bại vì áp lực tâm lý được. Một nguyên nhân khác thì có thể chấp nhận, áp lực là cái gì đó quá chung chung. Nó chỉ nói lên sự thiếu trách nhiệm của những người đang quản lý bóng đá.

o0o

Ông Falko Goezt đương nhiên sẽ gật đầu nhận mục tiêu phải đoạt HCV. Bởi đấy là công việc của ông. Tin ông Goezt, giao trách nhiệm cho ông ta, mà lại không dám chắc có thành công hay không thì xem ra, chính những người quản lý ông Goezt lại thiếu lòng tin hơn ai hết.

Ông Goezt mà không đoạt HCV thì sẽ mất việc. Nghĩa là ông làm việc bằng áp lực. Vậy tại sao học trò của ông lại được quyền “tránh áp lực”? Tại sao những người có trách nhiệm với đội tuyển còn nhiều hơn ông Goezt lại cũng muốn “tránh áp lực”? Đặt chỉ tiêu HCV là chuyện rất bình thường, là đương nhiên. Chẳng hiểu sao, đến tận bây giờ rồi mà kiểu lý luận “tránh áp lực” vốn quen thuộc ở thời bóng đá bao cấp cứ vẫn tồn tại nhỉ?.

Người biết chuyện cười mỉm: “Cầu thủ bây giờ rất giỏi gây áp lực cho người khác để tăng giá trị chuyển nhượng cho mình thì sao lại tự giải thoát áp lực cho họ vậy nhỉ”. 

Hồ Việt


Olympic Việt Nam và chiến dịch săn vàng SEA Games 26 - Xóa đi làm lại?

Không có gì bàn cãi, Olympic Việt Nam mới chính là bản vẽ đầy đủ nhất về những ý tưởng cầm quân của HLV Falko Goetz. Chỉ có điều gây tò mò, ông Goetz chấp nhận kế thừa từ người tiền nhiệm H.Calisto hay xóa đi làm lại từ đầu?

  • Tân quan, tân chính sách

“Phù thủy” Calisto trước khi sang Thái dẫn dắt Muang Thong United đã “đá thòng” với người kế nhiệm: “HLV thông minh sẽ không phá sạch cơ đồ của người tiền nhiệm để lại”. HLV Falko Goetz ít nhiều đã… thông minh, không phá bỏ hoàn toàn di sản của H.Calisto đã gầy dựng ở tuyển Việt Nam. Bốn trận đấu HLV người Đức này cầm quân, lực lượng của tuyển Việt Nam gần như bê nguyên đội hình đã từng leo đến đỉnh cao dưới thời “phù thủy” người Bồ.

Trọng Hoàng (9, Olympic VN) trong trận gặp Olympic Saudi Arabia. Ảnh: Quang Minh

Trọng Hoàng (9, Olympic VN) trong trận gặp Olympic Saudi Arabia. Ảnh: Quang Minh

Thật ra thì ông Falko Goetz cũng ấp ủ những kế hoạch thay đổi ở tuyển Việt Nam lẫn Olympic Việt Nam. Nhưng kinh nghiệm, độ hiểu biết vừa phải về bóng đá Việt Nam buộc nhà cầm quân người Đức này dựa vào khâu tư vấn của các trợ lý. Điển hình như 2 trận gặp Macau, trợ lý Mai Đức Chung chính là người lên khung đội hình, còn ông Falko Goetz là đạo diễn, chỉ đạo nghệ thuật trên sân. Tới trận gặp Qatar, Falko Goetz bắt đầu thể hiện quan điểm, bằng cách loại bỏ Tấn Trường, Phan Thanh Hưng - 2 cầu thủ có dấu hiệu “bật” lại HLV người Đức - trong đợt tập trung đầu tiên.

Nói thẳng ra, Falko Goetz chẳng thích thú gì với việc bị “bóng đè” bởi tư tưởng, dáng dấp cầm quân của người tiền nhiệm H.Calisto. Cách ông thầy người Đức phản ứng về chuyện báo giới lo ngại, Falko Goetz sẽ bị bật khi đưa ra quy định cấm trại trước trận lượt về gặp Qatar là thí dụ. Falko Goetz tuyên bố dõng dạc: “Dưới thời tôi, đội tuyển sẽ có nhiều thay đổi chóng mặt. Và cầu thủ hay báo giới cần phải làm quen”.

Tân quan, tân chính sách nên việc thay đổi từ cách sinh hoạt, trong phòng thay đồ hay thói quen tập thể dục trước mỗi trận đấu là những khác biệt mang phong cách Đức. H.Calisto trước đây nhấn mạnh yếu tố bản năng, ý thức cầu thủ, còn Falko Goetz thì đề ra những luật lệ, quy định để ốp cầu thủ vào khuôn khổ. Hai sự khác biệt đã rõ, trước tiên là ở phòng thay đồ rồi hứa hẹn đến những chuyển biến trên sân cỏ.

  • Xóa đi làm lại?

Tám đời thầy ngoại, chỉ đến khi H.Calisto cầm quân, bóng đá Việt Nam mới thật sự hài lòng về lối chơi định hình của đội tuyển lẫn Olympic Việt Nam. Hai đội tuyển, với nhân sự và khoảng cách thế hệ khác nhau, nhưng giữ cùng một phom chơi bóng, gần như không có khác biệt. Tất cả đều thừa nhận, lối chơi mà H.Calisto định hình là phù hợp, hiệu quả nhất đối với các cầu thủ Việt Nam.

Vấn đề là Falko Goetz với cái tôi cực lớn, nhất là khi VFF ví von ông thầy Đức là “HLV ngoại hay nhất từ trước đến nay”, có chấp nhận kế thừa và phát huy hết những di sản có được từ thời H.Calisto. Bốn trận đấu Falko Goetz cầm quân ở tuyển Việt Nam, đó chỉ là bản nháp. Còn Olympic Việt Nam mới chính là bức vẽ mà Falko Goetz sẽ thể hiện đầy đủ nhất ý tưởng cầm quân của mình. Bởi Olympic Việt Nam có thời gian cho ông thầy người Đức cân chỉnh, thể hiện.

Với nhân sự của Olympic Việt Nam, nếu đá như thời Calisto, điều đó rất dễ vì có khá nhiều người từng là trò của ông thầy người Bồ. Hoặc nếu là tân binh, họ cũng từng làm việc cùng trợ lý Phan Thanh Hùng - người ảnh hưởng lớn từ phong cách của HLV Calisto. Rắc rối ở chỗ, ông Falko Goetz là người có cái tôi cao và chính tuyển Việt Nam, ít nhiều trong những trận đấu dưới thời HLV người Đức đã có những thay đổi về cách chơi, bằng chứng là việc HLV Falko Goetz ưa chuộng sơ đồ 4-4-2 thay vì 4-5-1 như thời HLV tiền nhiệm.

Một câu hỏi to tướng cho Olympic Việt Nam: kế thừa hay xóa đi làm lại? Rất khó để có câu trả lời xác đáng. Vì vậy, cứ phải “đu dây” cùng HLV Falko Goetz trong 2 tháng dùng thuốc thử với Olympic Việt Nam! 

Ngọc Linh

Tin cùng chuyên mục