Truyền hình bóng đá Anh - Càng chơi càng thiệt

Theo thông tin của báo Guardian (Anh quốc), từ doanh thu vỏn vẹn 8 triệu bảng Anh, chiếm chưa đến 16% tổng doanh thu bản quyền truyền hình giải ngoại hạng Anh (BQTH EPL) vào năm 1997, dự kiến trong 3 mùa kế tiếp, thị trường toàn cầu (ngoài Vương quốc Anh) sẽ có doanh thu gần 1.000 tỷ bảng, chiếm 35%.

Theo thông tin của báo Guardian (Anh quốc), từ doanh thu vỏn vẹn 8 triệu bảng Anh, chiếm chưa đến 16% tổng doanh thu bản quyền truyền hình giải ngoại hạng Anh (BQTH EPL) vào năm 1997, dự kiến trong 3 mùa kế tiếp, thị trường toàn cầu (ngoài Vương quốc Anh) sẽ có doanh thu gần 1.000 tỷ bảng, chiếm 35%.

Nhìn vào các con số trên rất dễ nhận thấy BQTH EPL tăng với tốc độ phi mã tại các thị trường quốc tế. Cũng theo thống kê, số lượng người xem bóng đá Anh trên toàn cầu khoảng 3 tỷ người thì khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã chiếm 1,1 tỷ khán giả với những thị trường khổng lồ ở Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á. Riêng tại Việt Nam, theo tổng đại lý phân phối BQTH EPL (Công ty IMG), có khoảng 10 triệu người xem thường xuyên.

Như vậy, câu chuyện về kinh doanh BQTH EPL tại Việt Nam không nằm ở chuyện có tăng giá hay không mà là tăng bao nhiêu và “cuộc chiến bản quyền” giữa các nhà đài ở Việt Nam bao giờ mới dừng lại.

Nhắm vào thị hiếu của người Việt với bóng đá Anh nên bản quyền truyền hình giải ngoại hạng Anh luôn nâng giá

Thị trường Việt Nam được các nhà kinh doanh bản quyền quốc tế đánh giá “khiêm tốn”, chỉ chiếm 10% doanh thu nếu so với Thái Lan hay Singapore, nơi có dân số ít hơn nhiều. Lý do chính là hoạt động kinh doanh của các đài truyền hình trả tiền (Pay TV) ở Việt Nam rất thấp, người dân gần như xem bóng đá miễn phí mới mức chỉ hơn 100.000 đồng/tháng, tức chỉ bằng 5% số tiền người Thái bỏ ra để được xem EPL. Hơn nữa, việc bảo hộ bản quyền tại Việt Nam không cao, người hâm mộ có thể xem miễn phí tại quán cà phê hoặc trên internet.

Nhưng cũng chính vì thế mà giá BQTH EPL tại Việt Nam sẽ luôn tăng lên theo thời gian, đồng thời đẩy các đài Pay TV Việt Nam vào cuộc chạy đua luôn nhận thiệt thòi. Những đối tác phân phối bản quyền quốc tế chẳng ngại ngần đưa ra mức giá cao, bởi các đài Việt Nam mua hay không mua cũng ít ảnh hưởng đến họ. Ngược lại, bóng đá Anh đang là “con bài tẩy” duy nhất để phát triển thuê bao của các đài Pay TV ở Việt Nam, cho dù không có đơn vị nào dám khẳng định nguồn thu từ thuê bao đủ để bù cho chi phí mua bản quyền.

Một lý do khác khiến giá BQTH EPL còn tăng gấp nhiều lần chính là việc cá cược bất hợp pháp, cũng như khả năng Chính phủ cho phép cá cược trong tương lai gần. Hầu như 80% người đến các quán cà phê bóng đá đều có tham gia cá cược. Con số này chỉ tăng thêm theo thời gian khi chưa có giải pháp kiểm soát tình trạng cá độ bóng đá quốc tế. Nói cách khác, dù thị trường Việt Nam rất bé nhỏ về mặt doanh thu nhưng lại không hề nhỏ về lượng người xem. Điều này không qua được mắt những nhà kinh doanh bản quyền quốc tế, cũng như khiến các đài Pay TV Việt Nam phải lao vào cuộc chiến sở hữu độc quyền.

KHANG VIỆT

Tin cùng chuyên mục