Một đội bóng không mang theo hy vọng

Nếu hỏi đội U23 mang hy vọng gì đến SEA Games 27, câu trả lời có lẽ là không, mặc dù đội bóng này nhận nhiệm vụ phải vào chung kết. Có bất hợp lý quá không khi cho đến lúc này không ai tại VFF điều chỉnh chỉ tiêu đã đăng ký với đoàn thể thao Việt Nam. Phải chăng VFF có lòng tin về việc sẽ hoàn thành nhiệm vụ? Phải chăng họ thấy ở đội U23 những hy vọng mà không ai có thể thấy.
Một đội bóng không mang theo hy vọng

Nếu hỏi đội U23 mang hy vọng gì đến SEA Games 27, câu trả lời có lẽ là không, mặc dù đội bóng này nhận nhiệm vụ phải vào chung kết. Có bất hợp lý quá không khi cho đến lúc này không ai tại VFF điều chỉnh chỉ tiêu đã đăng ký với đoàn thể thao Việt Nam. Phải chăng VFF có lòng tin về việc sẽ hoàn thành nhiệm vụ? Phải chăng họ thấy ở đội U23 những hy vọng mà không ai có thể thấy.

Một đội bóng không mang theo hy vọng ảnh 1

Chiều qua, các cầu thủ Việt Nam vẫn miệt mài tập luyện. Ảnh: Minh Hoàng

"Canh bạc" mang tên Hoàng Văn Phúc

Thực tế là chưa có bất kỳ chuyên gia nào đưa ra nhận định lạc quan về đội U23 dựa trên những gì mà đội bóng trẻ này đã thể hiện. Nói cách khác, không có cơ sở nào cho thấy đội bóng của ông Hoàng Văn Phúc là một tập thể mạnh.

Điều này có nghĩa, chúng ta sẽ phải ‘đánh bạc” với chỉ tiêu lọt vào chung kết với chỉ 2 “canh bạc”. Một là có thể năng lực của các đối thủ cũng chẳng khá hơn chúng ta. Hai là HLV Hoàng Văn Phúc có cách tính riêng của mình và ông sẽ có cách hóa giải những ngờ vực tại Myanmar.

Tất nhiên là chẳng ai muốn chơi “canh bạc” thứ nhất bởi ở độ tuổi U23, rất khó để biết được năng lực thực sự của các đối thủ. Đơn cử như ở SEA Games 2009, khi Việt Nam có đội hình rất mạnh thì vẫn không thắng nổi một Malaysia với nhiều cầu thủ U21 trong trận chung kết dù trước đó  đã đánh bại đội này tại vòng bảng. Như vậy, chúng  ta chỉ còn “canh bạc mang tên Hoàng Văn Phúc” để “chơi” tại SEA Games 27.

Nếu đó là “canh bạc” duy nhất thì đây là lần đầu tiên kể từ năm 1995, chúng ta đặt mọi hy vọng vào tài năng của HLV. Nếu như trường hợp của năm 1995 còn dễ hiểu bởi khi ấy, bóng đá Việt Nam chẳng là cái gì tại Đông Nam Á nên chỉ còn cách dựa vào chuyên gia Weigang do FIFA tiến cử. Các đời HLV sau đó, thậm chí VFF còn can thiệp thô bạo vào công tác chuyên môn chứ chưa từng lệ thuộc vào HLV. Ngay như ông Calisto hồi năm 2008 còn được Chủ tịch VFF “bảo lãnh”, nếu không đã bị sa thải.

Vậy mà sau bao nhiêu năm, giờ đây cả một “chiến dịch” đặt trọn vào năng lực của HLV trưởng mà VFF cũng chẳng biết chính xác ông ấy có những gì trong túi áo.

"Canh bạc" của cả một liên đoàn

Công bằng mà nói, VFF bị đẩy vào tình thế phải ‘đánh bạc” vì thật ra, đây là khoảng thời gian “dư” của nhiệm kỳ 6, vốn lẽ ra đã không còn nếu đại hội khóa 7 đúng kế hoạch vào tháng 6 năm nay. Nói cách khác, nếu muốn làm cái gì đó mang tính “cách mạng” thì VFF khóa 6 cũng chẳng biết làm để làm gì. Đây chính là tình cảnh của đội tuyển quốc gia tại vòng loại Asian Cup.

Nhưng ở đời đúng là chẳng chuyện gì nói trước được. Nhớ hồi cuối năm 2008, VFF nhiệm kỳ 5 cũng trong tình trạng có thể phải tiến hành đại hội sớm thì “canh bạc Calisto” đã cứu vãn tất cả, thậm chí còn giúp đa số thành viên chủ chốt nhiệm kỳ 5 ngồi thêm một nhiệm kỳ nữa. Lần này cũng vậy, biết đâu U23 sẽ “cứu” nhiệm kỳ 6? Nói cho cùng, trong tình cảnh này, VFF cũng chẳng mất gì ngay khi đội U23 thất bại. Họ vượt qua SEA Games 2011, AFF Cup 2012 thì hà cớ gì không thể có “cú đào thoát ngoạn mục” nếu SEA Games 27 thành công.

Trong một chừng mực nào đó, cũng chẳng có người hâm mộ nào lại mong đội U23 thất bại tại SEA Games 27. Khốn nỗi, nếu đội U23 thành công thì nền bóng đá lại kém may mắn bởi khi ấy, biết đâu chính VFF lại thắng “canh bạc tất tay” ở phút cuối.

Hồ Việt

Tin cùng chuyên mục