Không ai muốn làm chủ tịch VFF

Tin cho biết, đến thời điểm này chỉ có một ứng viên cho chức danh chủ tịch VFF, điều này có nghĩa là không cần bầu chức danh quan trọng này tại đại hội 7. Nhưng đấy vẫn chưa phải là điều đáng thất vọng nhất khi nói về vấn đề nhân sự của VFF.

Tin cho biết, đến thời điểm này chỉ có một ứng viên cho chức danh chủ tịch VFF, điều này có nghĩa là không cần bầu chức danh quan trọng này tại đại hội 7. Nhưng đấy vẫn chưa phải là điều đáng thất vọng nhất khi nói về vấn đề nhân sự của VFF.

Nhưng trước hết, chúng ta nói về chức danh chủ tịch. Ở đâu không biết, chứ tại Việt Nam mà một doanh nhân làm chủ tịch VFF thì có vẻ không thuận tai lắm. Mỗi quốc gia đều có đặc thù riêng và đó là lý do mà từ khóa 1 đến nay, đứng đầu VFF vẫn là một quan chức nhà nước. Thậm chí, ghế chủ tịch được dành riêng để mời các nhân vật cụ thể chứ không phải để chọn lựa bầu cử như những vị trí khác.

Kế đến, nói ông Lê Hùng Dũng là ứng viên duy nhất thực ra cũng không đúng. Trên thực tế, một khi đã không có người tranh cử thì với vị trí quyền chủ tịch và được VFF đề cử thì ông Dũng sẽ tiếp tục giữ ghế. Như ông Dũng thường nói, nếu có người xứng đáng thì ông săn sàng tranh cử và chấp nhận làm phó nếu thua cuộc.

Thế nên, người ta có cảm giác việc ông Hỷ từ chức rồi đề cử ông Dũng thay thế tạm quyền là một bước đi để cụ thể hóa vị trí của ông này chứ nếu để ông Dũng tranh cử với tư cách một ứng viên, chưa chắc hồ sơ pháp lý đã hoàn tất đúng thời hạn sau khi ông Dũng về hưu tại công ty SJC.

Quyền Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng vẫn đang tạm quyền điều khiển bóng đá Việt Nam trong thời gian chưa diễn ra đại hội khóa 7. Ảnh: Hoàng Hùng

Quyền Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng vẫn đang tạm quyền điều khiển bóng đá Việt Nam trong thời gian chưa diễn ra đại hội khóa 7. Ảnh: Hoàng Hùng

Nói như vậy không phải đánh giá ông Dũng có xứng đáng hay không  thành thật mà nói, đây là lần duy nhất mà chức danh chủ tịch VFF lại thiếu sức hút đến như vậy. Không mời được ai có vị thế chính trị cao để tham gia, cũng chẳng thấy ai định tranh cử thì không thể nói ghế chủ tịch VFF “nóng” như người ta vẫ chờ đợi.

Chiếc ghế danh giá ấy đã như vậy, huồng hồ gì những vị trí còn lại. Thật buồn khi những ứng viên cho các chức danh chủ chốt khác đều rất nhạt về chất lượng. Người vừa gây ra scandal chia tiền thưởng như ông Phan Anh Tú lại được “ướm” vào 2 vị trí phó chủ tịch chuyên môn và truyền thông thì… hết biết. 

Hoặc như ông Phạm Văn Tuấn, kể từ khi được bầu bổ sung vào VFF nhận chức danh chủ tịch chuyên môn đến nay, cứ như “ông bụt”, chưa có công trạng gì nhưng vẫn sẽ là một ứng viên cho nhiệm kỳ kế tiếp. Sự trở lại của nguyên TTK Trần Quốc Tuấn vừa vui, vừa buồn. Vui vì ông Tuấn vẫn là nhân vật có trình độ, trẻ trung và uy tín quốc tế tốt.

Buồn vì ông Tuấn đã rời khỏi VFF vì có trách nhiệm với thất bại tại SEA Games 26, nay quay trở lại thì có nghĩa là chẳng còn ai tốt hơn ông. Vị trí duy nhất có sự mới mẻ đó là phó chủ tịch tài chính khi bầu Đức được đề cử. Thế nhưng, ngay cả khi bầu Đức thắng cử cũng chẳng ổn chút nào vì ở vị trí này, VFF cần một CEO, tức một người điều hành kinh doanh để kiếm tiền chứ không phải một ông chủ chuyên đầu tư nguồn tiền của mình để thu lợi.

Chậm trễ tổ chức rồi đùng một cái, làm gấp gáp trong tháng 2 tới thì đúng là không hiểu nổi. Đại hội khóa 7 VFF có lẽ chỉ là một phiên bản có chút sửa chửa của nhiệm kỳ 6 và không có sự cải thiện đáng kể nào về chất lượng. Chức danh chủ tịch từng gây tranh cãi suốt thời gian qua, nay cũng chẳng thấy ai muốn làm thì thật khó có sự đổi thay nào về năng lực của VFF trong thời gian tới.

Cái người ta cần thấy ở VFF chính là khả năng làm chiến lược và thực sự là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp chứ không phải là sự lắp ráp trong môn xếp hình. Ở những cái tên được nêu bên trên, không thấy hình bóng của cái gọi là hoạch định chiến lược tầm vĩ mô, thứ mà không chỉ cứ giỏi chuyện kinh doanh, quản lý là có thể làm được.

Hồ Việt

Tin cùng chuyên mục