Khi duyên chưa tới

Việc HLV phải nghỉ việc là điều rất bình thường. Trong thể thao nói chung, khi các quốc gia thuê chuyên gia về nhưng không đạt đúng kỳ vọng rồi chia tay nhau là điều không bất ngờ. Với câu chuyện HLV Miura vừa qua, chúng ta thấy rằng, thể thao Việt Nam có vẻ chưa có duyên với những HLV người Nhật Bản.

Việc HLV phải nghỉ việc là điều rất bình thường. Trong thể thao nói chung, khi các quốc gia thuê chuyên gia về nhưng không đạt đúng kỳ vọng rồi chia tay nhau là điều không bất ngờ. Với câu chuyện HLV Miura vừa qua, chúng ta thấy rằng, thể thao Việt Nam có vẻ chưa có duyên với những HLV người Nhật Bản.

3 người chia tay cả 3

Ba chuyên gia ngoại, hay đúng hơn là 3 HLV người Nhật Bản làm việc cùng thể thao Việt Nam đã không đi được lâu dài. Người mới nhất của HLV Miura của bóng đá. Tiếp đến là HLV Shuto Koichi của đội bóng chuyền nữ trẻ Việt Nam. Cuối cùng là HLV Isoda Kazuhiro đã tập luyện cùng kình ngư Hoàng Quý Phước tại Nhật Bản trong năm 2015. Trong cả 3 trường hợp dễ nhận thấy, tính dài lâu của thể thao Việt Nam với chuyên gia Nhật Bản không bền vững.

HLV Shuto Koichi trong lần huấn luyện đội bóng chuyền nữ trẻ Việt Nam

Mỗi HLV trong cách huấn luyện có phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, do không tiến tới mẫu số chung là phương pháp huấn luyện phù hợp nên họ không được triển hạn hợp đồng. Thể thao Việt Nam nói chung có đặc thù riêng đấy là khi chuyên gia được mời về tham gia huấn luyện thì trong quãng thời gian cụ thể, họ phải nắm được văn hóa bản địa thì mới tồn tại lâu dài được. Không ai phủ nhận năng lực của các HLV người Nhật Bản trên nhưng một khi không phù hợp là tất cả phải ra đi.

Nhìn vào chuỗi thành tích thì các HLV Nhật Bản đều có đóng góp. Quý Phước đã thi đấu và giành HCV tại SEA Games 28-2015. Vai trò của chuyên gia Isoda trong huấn luyện VĐV rất quan trọng để rồi đạt được thành tích như vậy. Năm 2014 bóng đá nam Việt Nam giành HCĐ AFF Cup. Qua năm 2015, bóng đá nam U.23 giành HCĐ tại SEA Games 28-2015. Thành tích ấy cũng có công của HLV Miura. Tuy vậy, kết quả tốt nhất không phải là những chiếc huy chương trên mà là việc đội nam Việt Nam vượt qua vòng bảng lọt vào vòng loại trực tiếp Asian Games 17-2014 và U.23 Việt Nam dự vòng chung kết U.23 châu Á 2016. Xét thấy, trong từng môn thể thao, với văn hóa Nhật Bản nói riêng, các HLV người Nhật Bản đều đề cao tính kỷ luật và sự nỗ lực của từng VĐV. Nếu không nỗ lực trong tập luyện thì không có suất chính thức thi đấu. Đó là một phương pháp huấn luyện hoàn toàn phù hợp với nhiều môn thể thao Việt Nam lúc này.

Tiền nào của nấy

Trong các HLV người Nhật Bản đã làm việc thời gian qua, ông Miura là người nhận mức lương cao nhất. Chưa có con số công bố chính thức nhưng các thông tin ngoài lề cho biết lương của HLV Miura khoảng 15.000 USD/tháng. Lãnh đạo Tổng cục TDTT từng cho biết, mức lương phù hợp với HLV được chúng ta mời về. Những chuyên gia như Miura, Isoda, Koichi có chuyên môn nhưng chưa phải xuất sắc nhất.

Đặt trong trường hợp ngành thể thao chấp nhận chi trả 100.000 USD để trả lương cho 1 HLV ngoại thì số chuyên gia có trình độ muốn đến Việt Nam sẽ không ít. Trong khó khăn kinh tế, chúng ta vẫn phải tính toán kỹ lưỡng mới dám mời HLV ngoại về huấn luyện. Ngoại trừ bóng đá, đa phần các môn thể thao khác khi có chuyên gia thì tất cả đều biết mức lương chỉ khoảng từ 2.000-3.000 USD. Đó là chi phí quá thấp. Biết làm sao được vì tài chính có hạn nên thể thao chỉ có thể thuê chuyên gia phù hợp trong mức ấy.

Theo chia sẻ của lãnh đạo Tổng cục TDTT, tới đây, một số môn vẫn tiếp tục tìm thuê chuyên gia người Nhật Bản về huấn luyện. Những người đến Việt Nam luôn được kỳ vọng phù hợp trong huấn luyện để đạt thành tích cao nhất.

NGUYỄN ĐÌNH

Tin cùng chuyên mục