Chờ báo cáo!

Chỉ mới mấy ngày trước, người hâm mộ các cô gái chân dài bóng chuyền còn hy vọng mô hình CLB chuyên nghiệp đúng nghĩa sẽ hình thành khi thương vụ chuyển giao CLB Vietsovpetro về CLB Bia Sài Gòn - Thái Bình Dương chỉ còn chờ mỗi chữ ký nữa là xong.

Chỉ mới mấy ngày trước, người hâm mộ các cô gái chân dài bóng chuyền còn hy vọng mô hình CLB chuyên nghiệp đúng nghĩa sẽ hình thành khi thương vụ chuyển giao CLB Vietsovpetro về CLB Bia Sài Gòn - Thái Bình Dương chỉ còn chờ mỗi chữ ký nữa là xong.

Vậy mà 2 ngày sau, lãnh đạo CLB Vietsovpetro tổ chức một cuộc họp để… công bố giải thể; đồng thời, nhà đầu tư của CLB Bia Sài Gòn - Thái Bình Dương cũng lên tiếng cho biết sẽ… không chơi với bóng chuyền nữa! Hai CLB tên tuổi với nhiều VĐV tuyển quốc gia thi đấu bỗng chốc kéo nhau giải thể là cú sốc lớn đầu năm của bóng chuyền Việt Nam.

Ngay từ tháng 11-2013, các cuộc thương thảo để chuyển giao giữa 2 CLB này đã gần đến hồi kết. Nhà đầu tư CLB Bia Sài Gòn - Thái Bình Dương đã nhiều lần gặp, ghi nhận ý kiến và trao đổi với các VĐV, đồng thời cũng thống nhất hầu hết các điều khoản, trong đó có việc tăng lương VĐV khi tiếp nhận.

Sân chơi bóng chuyền nữ Việt Nam từ nay sẽ kém vui khi thiếu vắng một đối thủ mạnh như Vietsov Petro. Ảnh: Dũng Phương

Sân chơi bóng chuyền nữ Việt Nam từ nay sẽ kém vui khi thiếu vắng một đối thủ mạnh như Vietsov Petro. Ảnh: Dũng Phương

Hy vọng sau chuyển giao, với những VĐV trụ cột của một CLB xếp hạng 3 quốc gia năm 2013 sẽ giúp CLB Bia Sài Gòn - Thái Bình Dương đủ sức tranh tài với nhiều tên tuổi khác của bóng chuyền nữ. Một mô hình CLB chuyên nghiệp đúng nghĩa manh nha hình thành khi nhà đầu tư lên kế hoạch xây dựng sân tập, khu nhà nghỉ riêng cho VĐV cùng với việc đổ thêm tiền cho các hoạt động gầy dựng từ lớp trẻ…

 

>> Cú sốc lớn của bóng chuyền nữ Việt Nam: Sẽ giải tán cùng lúc 2 đội bóng!

* VFV có trách nhiệm không?

* Ông Đỗ Trung Thành - Chủ tịch CLB Bia Sài Gòn-Thái Bình Dương: “Tôi không muốn bóng chuyền phụ bạc mình thêm nữa!

 

Thế nhưng, “sự cố” xảy ra khi phụ công Trà Giang của đội tuyển nữ quốc gia đang thi đấu trong màu áo Vietsovpetro trình bày một tâm thư trên mạng xã hội về những khó khăn về đời sống mà các VĐV của CLB đang gánh chịu.

Lập tức, dư luận biết đến vụ việc theo hướng “VĐV bóng chuyền quốc gia kêu cứu”. Sau khi thẩm định thông tin, nghe ngóng từ nhiều phía mới biết việc chậm lương, không tiền ăn… là có thật, nhưng sự việc còn có nguyên nhân một số VĐV đã “đi đêm” với CLB khác cùng những hứa hẹn thu nhập cao hơn nên không đồng ý thương vụ chuyển giao này.

Sốc, nhưng đó cũng là hệ quả của những tháng ngày… không êm ấm của làng bóng chuyền. Nguyên nhân có thể được mỗi bên giải thích bằng nhiều cách, nhưng sâu xa vẫn là một bộ khung cho bóng chuyền chuyên nghiệp vẫn chưa được xây dựng phù hợp, nên bất cứ chuyện gì phát sinh dù nhỏ cũng có thể trở nên lớn, dẫn đến mâu thuẫn không thể giải quyết.

Đó là muốn nói đến vai trò của Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam (VFV). Ngay sau khi 2 CLB tuyên bố giải thể, số phận các VĐV chưa biết trôi dạt về đâu thì VFV trả lời rằng chưa nắm vụ việc vì chưa được báo cáo.

Lẽ ra, khi VĐV Trà Giang giải bày về nỗi khổ không lương, không tiền ăn của mình ở CLB Vietsovpetro thì VFV phải xác minh và can thiệp ngay, trước mắt là đảm bảo quyền lợi VĐV, sau đó cùng các CLB tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn để định hướng phát triển.

Vậy mà, khi vụ việc đến đỉnh điểm, các nhà đầu tư tuyên bố bỏ bóng chuyền, VĐV tiếp tục bơ vơ thì VFV vẫn còn đang… chờ báo cáo!

QUANG DIỆU

Tin cùng chuyên mục