

Đoàn thể thao Mỹ đã giành thêm 4 HCV trong ngày thi đấu 5-8, ấn tượng với 2 HCV ở môn điền kinh, khi Ryan Crouser đoạt HCV và phá kỷ lục Olymic nội dung đẩy tạ nam với thành tích 23,3m, trong khi Katle Nageotte bất ngờ đoạt HCV nội dung nhảy sào nữ với 4m90... Cuộc chạy đua trên bảng tổng sắp vẫn diễn ra hấp dẫn khi Trung Quốc tạm dẫn đầu với 34 HCV, 24 HCB và 16 HCĐ. Đoàn Mỹ xếp nhì với 29 HCV, 35 HCB và 27 HCĐ. Đoàn chủ nhà Nhật Bản vẫn bảo vệ an toàn vị trí thứ 3 với 22 HCV, 10 HCB và 14 HCĐ.
Barshim Mutaz Essa (Qatar) và Gianmarco Tamberi (Italy) cùng chia sẻ tấm HCV nội dung nhảy cao nam khi vượt qua mức xà 2m37. Tiếc là cả hai chưa thể chinh phục được mức xà kỷ lục 2m39 của Olympic đứng vững từ Atalanta 1996 đến nay. Trong khi đó, 26 năm kể từ khi Inessa Kravets (Ucraina) thiết lập nên kỷ lục thế giới 15m50 ở nội dung nhảy 3 bước nữ, thì đến hôm nay, Yulimar Rojas (Venezuela) mới xô ngã và tạo nên cột mốc mới 15m67, nhiều hơn kỷ lục cũ đến 17cm.
Đường đua xanh tiếp tục chứng kiến màn trình diễn ấn tượng của các kình ngư Mỹ, khi họ giành 2 HCV ở các cự ly 100m bướm nam và 800m tự do nữ. Tổ bơi của Vương quốc Anh cũng giành được HCV nội dung tiếp sức 4x100m hỗn hợp nam nữ, kèm theo đó là 1 kỷ lục thế giới mới được thiết lập. Trong ngày thi đấu 31-7, giới mộ điệu còn chứng kiến hình ảnh thất vọng đến mức phải đập nát cây vợt của số 1 thế giới Novak Djokovic, sau khi anh để thua tay vợt người Tây Ban Nha trong trận tranh HCĐ nội dung đơn nam...
Kình ngư Tatjana Schroenmaker không chỉ đem về cho đoàn thể thao Nam Phi tấm HCV đầu tiên tại Olympic, mà còn xô ngã kỷ lục Olympic và kỷ lục thế giới ở nội dung 200m ếch nữ với thông số 2 phút 18 giây 95. Đấy có lẽ là hình ảnh ấn tượng trong ngày thi đấu 30-7 của Olympic Tokyo 2020. Trong khi đó, Ma Long trở thành tay vợt đầu tiên bảo vệ được danh hiệu HCV đơn nam môn bóng bàn ở đấu trường Olympic, cộng thêm với những tấm HCV giành được ở môn cầu lông và Trampoline đã giúp đoàn Trung Quốc duy trì vị trí dẫn đầu.
Vượt qua các đoàn mạnh Nhật Bản, Mỹ, UB Olympic Nga, đoàn Trung Quốc đã tạm vươn lên dẫn đầu bảng tổng sắp huy chương tính đến 21 giờ ngày 29-7, nhờ màn trình diễn ấn tượng của các kình ngư ở đường đua xanh và các tay vợt bóng bàn nữ. Trung Quốc hiện có 15 HCV, 7 HCB và 9 HCĐ, trong khi Nhật Bản xếp hạng nhì (15 HCV, 4 HCB, 6 HCĐ) và Mỹ đứng ở vị trí thứ 3 (14 HCV, 14 HCB, 10 HCĐ).
Giành HCV với thành tích 244,8 điểm, VĐV bắn súng người Iran Javad Foroughi đã thiết lập kỷ lục Olympic mới ở nội dung 10m súng ngắn hơi nam.
Nữ vận động viên Mirabai Chanu sẽ là đại diện duy nhất của Ấn Độ tham gia tranh tài ở bộ môn cử tạ. Ở lần thứ 2 tham dự Olympic, Chanu được đánh giá là ứng cử viên nặng ký tranh huy chương ở hạng 49kg.
Trung Quốc tỏ rõ quyết tâm “hốt sạch” cả 5 HCV bóng bàn tại Olympic Tokyo khi mang đến Nhật Bản đội hình mạnh nhất. Tuy nhiên, đó không phải điều dễ dàng khi thế giới đã có nhiều “đối trọng” sẵn sàng ngăn chặn sự thống trị của bóng bàn Trung Quốc.
Ngay khi đặt chân đến sân bay quốc tế Narita (Nhật Bản), huấn luyện viên trưởng đội tuyển bóng chuyền nữ Trung Quốc, Lang Ping đã không giấu nỗi niềm phấn khởi và đầy mong chờ vào hành trình bảo vệ tấm HCV Olympic của các học trò.
Đất nước bị tàn phá bởi chiến tranh suốt cả một thập kỷ vừa qua, các VĐV thiếu thốn cơ sở vật chất để “an cư lạc nghiệp”, lại không thể tìm được HLV có trình độ để cùng tập luyện, thể thao Syria hiện đang đối mặt với những khó khăn - thách thức vô cùng to lớn khi đến với kỳ Olympic Tokyo 2020 này, trong một vị thế khiêm tốn và nhỏ bé nhất.
Qadri Aruna, tay vợt châu Phi duy nhất lọt vào tứ kết đơn nam môn bóng bàn ở kỳ Olympic Rio de Janeiro tại Brazil hồi 5 năm về trước đang là niềm hy vọng nhỏ nhoi của làng bóng bàn thế giới nói chung, trong việc thách thức “quyền uy tối thượng” của bóng bàn Trung Quốc tại Thế vận hội. Nhưng thế lực “đơn bạc” của anh, liệu có tạo ra sức uy hiếp gì?