Hoặc là bán, hoặc là… đừng thăng hạng

Đến vòng 19 giải hạng nhất, đội Hà Nội vững vàng ngôi đầu bảng với 8 điểm cách biệt so với đội nhì bảng Đồng Tâm Long An. Vậy mà từ đó đến nay, trải qua 4 vòng đấu, Hà Nội chỉ có thêm 4 điểm và đã bị Đồng Tâm Long An bắt kịp, chiếm lấy ngôi đầu. Hà Nội chỉ còn hơn đội đứng thứ 3 là Đồng Nai 4 điểm.

Đến vòng 19 giải hạng nhất, đội Hà Nội vững vàng ngôi đầu bảng với 8 điểm cách biệt so với đội nhì bảng Đồng Tâm Long An. Vậy mà từ đó đến nay, trải qua 4 vòng đấu, Hà Nội chỉ có thêm 4 điểm và đã bị Đồng Tâm Long An bắt kịp, chiếm lấy ngôi đầu. Hà Nội chỉ còn hơn đội đứng thứ 3 là Đồng Nai 4 điểm.

Bất ngờ là một điều thú vị của bóng đá, tuy nhiên, vấn đề ở đây có thể chẳng liên quan gì đến chuyên môn nếu chúng ta biết đội Hà Nội cùng thuộc một công ty quản lý đội Hà Nội T&T đang đá ở V-League. Theo quy định, 2 đội bóng này không thể đá cùng một hạng. Nói cách khác, nếu Hà Nội có thăng hạng, bắt buộc phải chuyển cho một chủ sở hữu khác, nôm na là “bán suất V-League”.

Cái điểm kỳ cục và không giống ai đầu tiên của bóng đá Việt Nam nằm ở chỗ này. Đội Hà Nội sẽ có 2 phương án phải giải quyết: Hoặc là bán suất, hoặc là không… thăng hạng. Tuy nhiên, “bán suất V-League” cần điều kiện là phải  có người mua. Cứ cho là bán được đi, thì lại “lòi” ra một điểm dở khác của bóng đá Việt Nam là phải chăng cứ có tiền là mua được suất đá V-League bất chấp người mua đã từng làm bóng đá hay chưa, có đủ cơ sở đào tạo và các tuyến trẻ theo qui định không? Khổ nỗi, nếu  chặt chẽ theo quy định, làm gì có ai mua.

Nhưng nếu không bán được thì thăng hạng làm gì? Phải chăng đó là lý do mà Hà Nội đá ngày càng kém ở 4 vòng đấu gần đây cốt để không được thăng hạng? Điểm dở chết người của  bóng đá Việt lại “lòi” ra đó là có khi thi đấu mà chẳng muốn thăng hạng. Từ đó nảy sinh tiêu cực của việc cho, nhường điểm số.

Không bán được mà vẫn phải thăng hạng thì chỉ còn một cách là Hà Nội phải chuyển pháp nhân (ví dụ lập ra công ty khác để quản lý đội). Nhưng có chuyển đi nữa, ai cũng biết, đó vẫn là người anh em của Hà Nội T&T, tương tự như trường hợp của SHB Đà Nẵng. Nghĩa là bầu Hiển cùng lúc có 3 đội bóng đá V-League. Lại thêm một điểm dở khác của bóng đá Việt.

Như đã phân tích ở trên, cả 3 điểm dở đó đều là nguyên nhân dẫn đến tiêu cực trong thi đấu và không bao giờ được ủng hộ. Vấn đề là cho đến nay, bóng đá Việt Nam không có một khung pháp lý nào ràng buộc ngay từ đầu nên mới có chuyện cho phép người ta thi đấu suốt cả mùa giải rồi đùng một cái yêu cầu hoặc là bán, hoặc là… đừng thăng hạng.

Việt Quang

Tin cùng chuyên mục