Tại sao vòng loại World Cup ở Nam Mỹ lại khó đến vậy

Carlos Queiroz thường được gọi là “HLV quốc tế” khi cầm quân khắp thế giới. Từ huấn luyện Real Madrid và thành công khi làm trợ lý cho Sir Alex tại Manchester United. Ông đã giành được những danh hiệu ở quê hương Bồ Đào Nha, cũng như phát triển những cầu thủ trẻ tài năng mà ông đã đưa họ vô địch ở U20 World Cup. Queiroz đưa Iran tới 3 kỳ World Cup và cầm quân ở nhiều CLB Nhật Bản. Ở Châu Phi, ông làm việc tại Nam Phi và Ai Cập, đồng thời cũng đã đóng góp vào sự phát triển của bóng đá tại Mỹ.
Tại sao vòng loại World Cup ở Nam Mỹ lại khó đến vậy

Nhưng bề dày kinh nghiệm ấy dường như chẳng giúp được gì cho Queiroz tại vòng loại World Cup khu vực Nam Mỹ. Trong chuyến phiêu lưu đầu tiên của Queiroz tại khu vực này, ông đang đưa Colombia tới Qatar 2022 nhưng một loạt trận đấu tồi tệ đã khiến Queiroz mất việc bao gồm thảm họa thua Ecuador 1-6. Với Colombia, họ không đến được World Cup. Một trong những lý do khiến Quiroz không thành công, đó là độ cao của Quito, sân bóng nằm trên núi của Ecuador với 2800 mét so với mực nước biển. La Paz của Bolivia thậm chí còn cao hơn - 3.600 mét - và trong bầu không khí miền núi hiếm có. Chơi ở những địa điểm này đòi hỏi phải có kế hoạch chi tiết và cụ thể từ trước. Queiroz chưa bao giờ phải làm việc đó trước đây và nhiệm vụ này đã vượt quá khả năng của ông ấy.

Địa lý của Nam Mỹ là đặc thù và nó mang đến những thách thức riêng tại vòng loại World Cup. Độ cao là ví dụ điển hình nhất, nhưng bên cạnh đó còn có nhiệt độ. Colombia thích tổ chức các trận đấu trên sân nhà trong cái nóng buổi chiều oi bức ở Barranquilla, trên bờ biển Caribe. Còn cuối tuần này, Brazil sẽ đưa các chuyên gia về độ cao của Bolívia đến vùng nhiệt độ phía bắc nhiệt đới tại Belem. Ở đầu bên kia Nam Mỹ, Ecuador sẽ lạnh cóng khi đến thăm Argentina vào mùa đông Buenos Aires.

Nam Mỹ quá rộng lớn, lại có ít quốc gia, nên có khá nhiều sự khác biệt để cầu thủ có thể thích nghi. Đáng nói hơn, là hầu hết những cầu thủ xuất sắc nhất của châu lục này đều thi đấu ở châu Âu vào cuối tuần qua. Thế là vừa đá xong, họ phải lên máy bay đi xuyên Đại Tây Dương, hầu như không có thời gian để tập luyện trước khi họ thi đấu vào thứ Năm hoặc thứ Sáu, sau đó là một chuyến di chuyển nội lục địa cho vòng đấu thứ hai vào thứ Ba tuần tới. Ví dụ, Paraguay sẽ đến Venezuela, trong khi Uruguay sẽ thực hiện hành trình dài tới Ecuador. Với điều kiện khí hậu và bầu không khí đáng sợ, không có một trận đấu sân khách nào dễ dàng ở vòng loại Nam Mỹ. Ước tính là cứ 3 trận thắng sân nhà mới có 1 trận thắng sân khách. Chỉ có đợt vòng loại Qatar 2022 là có tỷ lệ tốt nhất, ghi nhận 24 trận thắng trên sân khách so với 43 của đội chủ nhà.

"Chuyên gia Quốc tế" như Queiroz mà không chịu nổi nhiệt tại Nam Mỹ

"Chuyên gia Quốc tế" như Queiroz mà không chịu nổi nhiệt tại Nam Mỹ

Khi thời gian của cầu thủ là ở trên máy bay, đương nhiên thời gian có thể dành cho sân tập sẽ ít đi và nó tạo ra một đặc thù khác cho công tác huấn luyện. Đây chính là lý do mà đa số các đội tuyển Nam Mỹ đều dùng HLV bản địa, hoặc cùng khu vực. Trường hợp của Quiroz, hay sắp đến là Carlo Ancelotti với Brazil được xem là nhiều rủi ro.

Riêng tại vòng loại World Cup 2026, có thêm một chi tiết bất lợi cho các HLV. Thông thường, sẽ có khoảng thời gian hơn một năm giữa kỳ World Cup này và đợt trận vòng loại kế tiếp, nhưng do Qatar 2022 tổ chức vào mùa Đông nên vòng loại World Cup 2026 bắt đầu chỉ sau có 8 tháng, bắt đầu từ thứ sáu này. Nghĩa là các đội có thể không kịp chuẩn bị gì cả. Đội vô địch World Cup Argentina là ngoại lệ, với huấn luyện viên trưởng Lionel Scaloni vẫn nắm quyền sau 5 năm thành công. Thú vị là đội bóng không dự World Cup 2022, Paraguay lại không thay HLV, Guillermo Barros Schelotto vẫn tại vị. Ở thái cực khác là Brazil và Uruguay. Brazil vẫn đang dùng HLV tạm thời Fernando Diniz, và ông ta chỉ mới lần đầu tiên gặp đội tuyển của mình trong tuần này, tương tự là Marcelo Bielsa của Uruguay, người chỉ mới được bổ nhiệm hồi tháng 5.

Một đặc điểm nổi bật của vòng loại Nam Mỹ, minh chứng cho độ khó của nó, đó là cả 10 quốc gia đều tin rằng họ thực sự có cơ hội vượt qua vòng loại. Nó đến từ thể thức đá “league”, tức là không chia bảng mà chơi vòng tròn 2 lượt, suốt 2 năm trời. Nghĩa là kể cả khi bạn có thua 4-5 trận đầu tiên thì chẳng sao cả.Thể thức này khởi đi từ năm 1996 và đến nay đã biến vòng loại Nam Mỹ khốc liệt nhất thế giới. Trước thời điểm 1996, Ecuador chỉ thắng tổng cộng 5 trận vòng loại nhưng giờ họ thường có mặt tại World Cup. Venezuela vẫn chưa lần nào dự giải, nhưng World Cup đầu tiên của họ chỉ còn là vấn đề thời gian.

Với việc mở rộng suất dự cho Nam Mỹ (từ 4,5 suất lên 6 suất chính thức cùng 1 suất đá play-off) càng khiến cho câu chuyện vòng loại ở Nam Mỹ thêm thú vị. Sự thoải mái tâm lý có thể khiến kết quả thi đấu trở nên hỗn loạn. Thậm chí có thua toàn bộ lượt đi thì vẫn còn cơ hội giành vé, và chính chi tiết này sẽ khiến cho các đội bóng nhỏ cố gắng hơn vì con đường đến World Cup của họ sẽ chẳng bao giờ gần đến thế. Hi vọng càng cao, thì đương nhiên khó khăn sẽ càng lớn cho các đội bóng hàng đầu như Brazil hay Argentina. Tại Qatar 2022, một loạt tên tuổi như Colombia, Chilê, Paraguay phải ngồi nhà là ví dụ.

Tin cùng chuyên mục