Sáng tạo của công nghệ xi măng

Hoạt động kinh doanh trong suốt 1 thế kỷ qua, SCG - tập đoàn công nghiệp hàng đầu ASEAN, đã và đang tiếp tục cam kết tăng cường nghiên cứu và phát triển nhằm cải tiến các dòng sản phẩm và dịch vụ có giá trị gia tăng.

Hoạt động kinh doanh trong suốt 1 thế kỷ qua, SCG - tập đoàn công nghiệp hàng đầu ASEAN, đã và đang tiếp tục cam kết tăng cường nghiên cứu và phát triển nhằm cải tiến các dòng sản phẩm và dịch vụ có giá trị gia tăng.

Những sáng tạo của SCG không chỉ tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, mà còn phục vụ các nhu cầu thiết thực và phong cách sống của khách hàng, góp phần kiến tạo một xã hội và môi trường tốt hơn thông qua đầu tư phát triển công nghệ, với việc hợp tác cùng các tổ chức giáo dục và viện nghiên cứu tại Thái Lan và quốc tế, từ đó phát triển những công nghệ phục vụ cho tăng trưởng dài hạn.

Đơn cử, SCG hợp tác với Trường Đại học California, Berkeley, Hoa Kỳ, ngôi trường với hơn 146 năm lịch sử và đứng đầu trong tốp 3 trường đại học tốt nhất thế giới về thiết kế kiến trúc. Bằng những nghiên cứu với sự đóng góp về mặt kết cấu của PGS Ronald Rael, thuộc Khoa Kiến trúc, Trường Cao đẳng Thiết kế môi trường, đôi bên đã phát triển “Công nghệ in 3D” sử dụng xi măng Portland của SCG để lắp dựng một tác phẩm sáng tạo đột phá, vượt qua giới hạn của công nghệ in 3D trong kiến trúc. Trong lần hợp tác này, SCG và Đại học California đã sáng tạo thành công “Bloom: The Room for Living” - mô hình thiết kế không gian tương đương 3,66m x 3,66m, và 2,74m, ở định dạng dạng khối tự do. Công trình được ghép từ 840 mảnh vuông 20x20cm, được xếp chồng lên nhau. Mỗi mảnh được định hình bằng bột xi măng Portland cùng polymer và được đúc bằng công nghệ in ấn 3D để cho ra những mô hình khối khác nhau. Có mẫu cho phép ánh sáng chiếu xuyên qua. Thiết kế tổng quan mô phỏng chuyển động của một bông hoa đang nở, lấy cảm hứng từ họa tiết hoa và lá của Thái Lan.

Kết cấu của "Bloom" làm nên một tác phẩm kiến trúc nguyên khối lớn nhất với thiết kế chính xác trên từng chi tiết, có thể ví như một “sáng tạo của công nghệ xi măng” được tạo nên bởi công nghệ in 3D. Công trình này đã phá vỡ những giới hạn của công nghệ in 3D thông thường và cộng thêm giá trị cho cả sản phẩm và dịch vụ trong việc đáp ứng nhu cầu sáng tạo không biên giới của các kiến trúc sư, các nhà thiết kế nội thất trước rào cản của nguyên vật liệu hay khả năng lắp ráp.
“Bloom: The Room for Living“ có những đặc điểm ưu việt sau:

Đáp ứng nhu cầu của các kiến trúc sư và nhà thiết kế nội thất trong việc biến các bản vẽ thành mô hình thực tế, khi kỹ thuật xây dựng truyền thống hiện nay không thực hiện được điều này;

* Giảm thời gian tạo khối, xây dựng và hoàn thiện;

* Giảm chi phí vật liệu xây dựng bằng cách giảm thiểu việc sử dụng số lượng vật liệu;

* Có thể được áp dụng trong thực tế thi công;

* Trọng lượng nhẹ, dễ lắp đặt và có thể tháo rời thành từng mảnh, dễ dàng để vận chuyển.

LONG THƯỢNG

Tin cùng chuyên mục