Canh tác lúa thông minh cần được nhân rộng ra cả nước

Ngày 30-3, tại trụ sở Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền, Trung tâm khuyến nông Quốc Gia và Khuyến nông các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phối hợp tổ chức buổi tổng kết chương trình “Canh tác lúa thông minh vụ Đông Xuân 2021-2022”.

Cánh đồng mẫu "Canh tác lúa thông minh" ở ĐBSCL.
Cánh đồng mẫu "Canh tác lúa thông minh" ở ĐBSCL.

Theo thoả thuận hợp tác giữa Trung tâm khuyến nông Quốc Gia và Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền về việc phát triển chương trình Canh tác lúa thông minh vùng ĐBSCL đã được ký kết vào ngày 6-11-2020 tại TP Vị Thanh (Hậu Giang), mô hình canh tác lúa thông minh vụ Đông Xuân 2021-2022 được triển khai từ tháng 10-2021. Mặc dù dịch Covid-19 bùng phát tại ĐBSCL, nhưng chương trình vẫn thực hiện quy mô lớn, với tổng cộng 24 mô hình/13 tỉnh, thành trong vùng.

Ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PT NT) – cho rằng chương trình canh tác lúa thông minh triển khai theo các mô hình trong những năm qua đã đem lại hiệu quả thiết thực cho bà con nông dân ĐBSCL. Chương trình đã xây dựng một quy trình canh tác lúa thông minh chung cho toàn vùng. Ngoài ra, từng tỉnh có đề xuất quy trình canh tác riêng dựa trên nền quy trình chung hiệu chỉnh lại cho phù hợp với thực tế tại địa phương. “Chúng ta phải xem đây là quy trình sản xuất lúa cho toàn vùng ĐBSCL và nhân rộng ra cả nước chứ không thể làm mô hình mãi.” Ông Tùng nhấn mạnh.

Ông Lê Quốc Thanh - Giám đốc Trung tâm khuyến nông Quốc gia – khẳng định: “Chương trình “Canh tác thông minh”đã giúp nâng cao hơn nữa trình độ kỹ thuật canh tác của các cán bộ kỹ thuật và giúp cho bà con nông dân, HTX tham gia mô hình cũng như ngoài mô hình tiếp cận và học hỏi nhiều giải pháp canh tác hiệu quả. Góp phần từng bước xây dựng các nhóm nông dân giỏi, mạnh dạn áp dụng giải pháp canh tác mới và là cầu nối để chuyển giao kỹ thuật canh tác lúa tại các địa phương”.

Canh tác lúa thông minh cần được nhân rộng ra cả nước ảnh 1 Tổng kết mô hình tại huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An.
Các giải pháp canh tác thông minh đã và đang áp dụng trong chương trình “Canh tác thông minh” góp phần hiện thực hóa những đóng góp của Việt Nam cho Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu. Cụ thể: bằng nguồn lực trong nước, đến năm 2030 Việt Nam sẽ giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường và tăng đóng góp lên tới 27%. Riêng trong lĩnh vực nông nghiệp: Thực hiện các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính thông qua ứng dụng các giải pháp quản lý, công nghệ trong trồng trọt, chăn nuôi; cải thiện khẩu phần ăn cho vật nuôi; chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng; thay đổi phương thức sử dụng đất; công nghệ xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, chất thải trong sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi; phát triển nông nghiệp hữu cơ.

Các nhóm kỹ thuật tiên tiến trong Chương trình “Canh tác thông minh” đang góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Hệ thống khuyến nông trong sản xuất nông nghiệp cả nước (Kế hoạch cơ cấu lại ngành Nông nghiệp giai đoạn 2021- 2025) là: Xây dựng mô hình khuyến nông trên nền tảng sản xuất nông nghiệp có trách nhiệm đảm bảo có sự kiểm soát, minh bạch và bền vững. Theo hướng: Phát triển vùng nguyên liệu phục vụ ngành nghề nông thôn, gắn với Đề án bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021- 2030, Chương trình OCOP giai đoạn 2021- 2025…

Canh tác lúa thông minh cần được nhân rộng ra cả nước ảnh 2 Ông Ngô Văn Đông, Tổng Giám đốc Công ty CP phân bón Bình Điền.
Ông Ngô Văn Đông - Tổng Giám đốc Công ty CP phân bón Bình Điền - cho biết chương trình “Canh tác lúa thông minh vùng ĐBSCL vụ Đông Xuân 2021-2022” đã mang lại nhiều kết quả rất đáng ghi nhận. Nhất là trong tình hình giá vật tư nông nghiệp tăng cao, giá lúa giảm và thời tiết, dịch bệnh trong vụ Đông Xuân vừa qua diễn biến bất lợi cho canh tác lúa thì 24 mô hình đều đạt được hiệu quả rất tốt. Nông dân trong mô hình đã mạnh dạn ứng dụng nhiều giải pháp canh tác trong quy trình canh tác lúa thông minh vào đồng ruộng, trong đó áp dụng các phương pháp gieo sạ bằng cơ giới như sạ cụm, cấy, sạ hàng giúp tiết giảm lượng giống xuống bình quân còn 75,7kg/ha, thấp hơn so với đối chứng 112 kg/ha và sản xuất đại trà hiện nay khoảng 150kg/ha.

Theo báo cáo tổng kết, bón phân Đầu Trâu như quy trình khuyến cáo rất có hiệu quả so với đối chứng, phần lớn các mô hình đều cho năng suất cao hơn đối chứng. Bón phân lót bằng Đầu Trâu Mặn Phèn để cải tạo đất, tạo môi trường đất khoẻ và cung cấp dinh dưỡng sớm kết hợp sạ thưa tỏ ra rất hiệu quả trong điều kiện canh tác tại các mô hình trong vụ Đông Xuân 2021-2022. Năng suất tối ưu bình quân tại 24 mô hình tăng 870 kg/ha so với đối chứng từ đó giúp lợi nhuận cũng tăng thêm trên 5,2 triệu/ha.

Canh tác lúa thông minh cần được nhân rộng ra cả nước ảnh 3
Ở góc nhìn của các chuyên gia, bón phân Đầu Trâu như quy trình khuyến cáo rất hiệu quả so với đối chứng, phần lớn các mô hình đều cho năng suất cao hơn đối chứng. Đặc biệt, bón phân lót bằng Đầu Trâu Mặn Phèn để cải tạo đất, tạo môi trường đất khoẻ và cung cấp dinh dưỡng sớm kết hợp sạ thưa và dùng Đầu Trâu TEA1 (thúc 1 và 2), Đầu Trâu TEA2 (thúc đón đòng) đem lại hiệu quả cao trong điều kiện canh tác tại các mô hình trong vụ Đông Xuân 2021-2022.

GS.TS Nguyễn Bảo Vệ - Trưởng ban cố vấn khoa học của Công ty CP Phân bón Bình Điền – thông tin thêm: “Để giảm giống hiệu quả, bà con nông dân cần chú trọng khâu làm đất kỹ, có biện pháp xử lý các độc chất trong đất như phèn, mặn, ngộ độc hữu cơ cũng như áp dụng các biện pháp quản lý nước tưới và IPM. Từ đó, giúp giảm chi phí canh tác góp phần tăng lợi nhuận, cũng như giảm số lần phun thuốc để bảo vệ môi trường và tạo ra sản phẩm lúa gạo an toàn hơn”.

Tin cùng chuyên mục