Bàn tay của nhà Glazer tiếp tục bóp nghẹt Manchester United

Mái nhà Old Trafford bị dột sau trận thua Arsenal gần như là một dấu hiệu quá “hoàn hảo” cho sự thờ ơ của những ông chủ thích tiền nhưng có vẻ không thích CLB. Đó chính là thách thức lớn nhất trong nổ lực cải tổ Man United của cổ đông mới quản lý mảng bóng đá.

Bàn tay của nhà Glazer tiếp tục bóp nghẹt Manchester United

Vào tháng 2 năm nay, hiệp hội cầu thủ ở giải bóng bầu dục Mỹ (NFL) đã thực hiện cuộc khảo sát thường niên lần thứ hai về CLB Tampa Bay Buccaneers và có thể nói rằng đó không phải là một báo cáo thú vị. Các cầu thủ Tampa Bay cho biết phòng thay đồ của họ “không sạch sẽ, thường xuyên có mùi hôi và thường xuyên có lỗi”. Phòng tắm hơi được mô tả là “bẩn và mốc”. Điều này xảy ra chỉ một thập kỷ sau khi đợt bùng phát MRSA (nhiễm khuẩn tụ cầu) lây nhiễm cho ba cầu thủ Buccaneers, hai trong số họ không bao giờ thi đấu nữa.

Ngoài ra, các cầu thủ phàn nàn về việc bị buộc phải trả 90 đô la (72 bảng Anh) cho việc chăm sóc con em mình trong những ngày thi đấu (hầu hết các đội đều cung cấp dịch vụ này miễn phí), rồi bị tính phí 1.750 đô la/một mùa cho đặc quyền có phòng khách sạn riêng trong các chuyến đi xa và bị buộc phải ở ngồi ở cuối máy bay trong khi nhân viên CLB đi khoang hạng nhất.

Phần lớn nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đều nằm ở cách điều hành của đơn vị sở hữu đội. Và đó chính là gia đình Glazer.

Hãy nhớ rằng đây là cách nhà Glazers đối xử với những nhân viên có giá trị nhất của họ. Vậy thì hãy thử nghĩ họ xem những người hâm mộ Manchester United như thế nào, phải chăng chỉ là một nhóm người bình thường ở bên kia đại dương mà họ sẽ không bao giờ gặp trong đời? Có lẽ sự mục nát của mái che sân Old Trafford đã nói lên tất cả.

Điều đáng tiếc là phần lớn các bình luận về sự cố này đều nhằm minh họa cho bình luận nhắm vào mùa giải tệ hại của HLV Erik ten Hag. Hoặc sự bối rối của Sir Jim Ratcliffe vào ngày ông mời thị trưởng Greater Manchester, Andy Burnham, và lãnh đạo đảng Lao động, Sir Keir Starmer đến sân Old Trafford xem bóng đá. Đó là nổ lực để thúc đẩy việc tái phát triển khu vực Old Trafford thông qua các quỹ đầu tư công của địa phương.

Tỷ phú Ratcliffe đã thu hút hầu hết sự chú ý kể từ khi nắm giữ cổ phần tối thiểu trong câu lạc bộ vào cuối năm ngoái để giữ quyền quản lý mảng bóng đá. Đã có những ngôi sao quản trị được thuê như Omar Berrada và Jason Wilcox, trong khi theo đuổi Dan Ashworth. Đã có những email nội bộ rất quyết liệt về việc làm việc tại trụ sở và tăng thêm sạch sẽ của văn phòng câu lạc bộ. Đã có những cuộc thảo luận về mục tiêu chuyển nhượng và cả HLV. Nghĩa là có nhiều tín hiệu cho thấy Man United sẽ được thúc đẩy tiến về phía trước.

27,7% cổ phần của Ratcliffe – dự kiến ​​sẽ tăng lên 28,9% vào cuối năm nay – mang lại cho ông những đòn bẩy nhất định trong các vấn đề bóng đá, cũng như một vài ghế trong hội đồng quản trị. Nhưng trận “đại hồng thủy” ở Old Trafford là lời nhắc nhở kịp thời về một quyền lực vẫn còn tồn tại ở Man United, nơi nó đã tồn tại trong hai thập kỷ qua và nơi nó có thể tồn tại trong hai thập kỷ tới. Bất chấp tất cả những lời bàn tán về cuộc cách mạng và sự tái tạo, đây là một CLB vẫn đang nằm dưới bàn tay bất động của nhà Glazer.

Theo một cách nào đó, thương vụ với Ineos của Sir Ratcliffe thậm chí còn giúp họ giữ chỗ một cách vững chắc hơn. Đã có người che chắn, một cột thu lôi cho những thất bại và một nguồn vốn rót thêm vào, mà lẽ ra có thể phải đến từ túi riêng của họ. Họ không có nghĩa vụ phải bán thêm bất kỳ cổ phiếu nào cho tỷ phú Ratcliffe, có nghĩa là họ vẫn giữ quyền bán CLB cho bất kỳ ai nếu như Sir Ratcliffe làm cho tăng giá trị.

Tại sao nhà Glazer lại có ý định giữ quyền kiểm soát một câu lạc bộ mà họ dường như không muốn đầu tư tiền bạc hoặc thời gian và nơi họ bị coi thường? Có một cụm từ phổ biến trong kinh tế học vĩ mô được gọi là “nền kinh tế tài sản”. Nghĩa là yếu tố chính quyết định tầng lớp xã hội không phải công việc của bạn là gì, mà là những gì bạn đã sở hữu. Điều đó khiến giới chủ tìm cách giảm chi, tăng thêm giá trị tài sản mình đang có miễn là nó vẫn tiếp tục kiếm ra tiền cho họ.

“Không có gì thay đổi kể từ khi tôi rời đi” Cristiano Ronaldo nhận xét khi trở lại Man United vào năm 2021. “Hồ bơi, bể sục, thậm chí cả phòng tập thể dục. Tôi nghĩ tôi sẽ thấy công nghệ mới, cơ sở hạ tầng mới. Thế nhưng thứ tôi thấy là những điều khi tôi 20 tuổi”. Cựu giám đốc điều hành David Gill nhớ lại mái nhà Old Trafford đã bị dột cách đây chục năm nhưng vì CLB là nhà vô địch nên không ai để ý.

Theo blog tài chính bóng đá Swiss Ramble, trong thập kỷ qua, Man United đã chi ít hơn Fulham và Leicester và không nhiều hơn Brighton vào việc phát triển cơ sở hạ tầng. Trong khi đó, trong bối cảnh thường xuyên thiếu đầu tư và nợ ròng khoảng 773 triệu bảng, gia đình Glazer đã kiếm được khoảng 1,3 tỷ bảng từ việc bán cổ phiếu và tự trả cổ tức cho mình kể từ khi tiếp quản United. Đây là cách nền kinh tế tài sản hoạt động: bản thân tài sản đó trở thành tiền lương của bạn và về cơ bản, tất cả những ai cần nó đều làm việc cho bạn.

Thật dễ dàng để hiểu tại sao việc tiếp quản của Sir Ratcliffe lại tạo ra sự lạc quan sốt sắng như vậy . Nó mang lại ảo tưởng về khả năng kiểm soát trong một khung cảnh không thể kiểm soát được, ảo tưởng về sự đơn giản trong một tình huống phức tạp đến mức hoang mang, ảo tưởng về sự đổi mới khi trên thực tế có rất ít thay đổi. Vì có thực tế là không thể “đá” nhà Glazer ra ngoài.

5566.jpg

Bạn không đủ khả năng để mua cổ phiếu của họ và ngay cả khi có thể, bạn cũng không thể buộc họ bán. Và bạn không thể lật đổ nền văn hóa của chủ nghĩa tư bản.

Suy cho cùng, ở một câu lạc bộ vẫn sinh lợi và nổi tiếng như United, chẳng ông chủ nào cần phải sửa lại mái nhà khi mà mặt trời luôn chiếu sáng.

Tin cùng chuyên mục