Đâu là bí kíp để Ten Hag còn làm tốt hơn cả Sir Alex và Mourinho?

Cristiano Ronaldo đã làm gì để rời Man.United? Đó là một cuộc phỏng vấn độc quyền trên truyền hình theo hình thức “đặt hàng”. Tại sao một người tầm cỡ như CR7 phải “đi đường vòng” như vậy? Đó chính là một trong những thứ được xem là “bí kíp” của HLV Erik ten Hag.
“Khôi phục kỷ luật” là chìa khóa quan trọng nhất để Ten Hag đưa Man.United trở lại với vị thế.
“Khôi phục kỷ luật” là chìa khóa quan trọng nhất để Ten Hag đưa Man.United trở lại với vị thế.

Bây giờ mà nói Ten Hag đang là “máy sấy tóc” phiên bản 2.0 của Sir Alex thì cũng vội, nhưng xét về phương pháp thực hiện thì có lẽ cũng một chín-một mười. Một bài viết trên tờ The Guardian nhận định, chính việc “khôi phục kỷ luật” là chìa khóa quan trọng nhất để Ten Hag đưa Man.United trở lại với vị thế của mình.

Trước hết, hãy nói về chuyện thành tích. Theo thống kê, Erik ten Hag là người có thành tích tốt nhất sau 25 trận đầu tiên trong số 10 HLV gần nhất của Man.United, hơn cả Sir Alex Ferguson. Trong 25 trận đấu đầu tiên của mình tại Old Trafford, Ten Hag đã giành được 18 trận thắng. Vị chiến lược gia người Hà Lan đã dẫn dắt Quỷ đỏ đến vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng Premier League, trong đó, họ có trọn 3 điểm trước Liverpool, Arsenal và Tottenham hồi đầu mùa giải. Quỷ đỏ hiện đang có mạch 6 trận thắng trên mọi đấu trường.

Đây là một kỷ lục nếu đem so với 10 HLV gần đây nhất của Man United đã dẫn dắt ít nhất 25 trận đấu trở lên. Trong khi đó, Sir Alex chỉ thắng 12 trong số 25 trận đầu tiên của ông. Thành tích của Ten Hag tốt hơn rất nhiều so với HLV tạm quyền của mùa giải trước, Ralf Rangnick, người đã thắng 10 trong 25 trận đầu tiên của mình. Còn Jose Mourinho và David Moyes, cả hai đều có 14 trận thắng sau 25 trận đầu tiên. Riêng với Ole Gunnar Solskjaer, sau 25 trận đầu tiên cầm quân tính từ hợp đồng chính thức, đã có 16 trận thắng với Man.United.

Các ngôi sao Quỷ đỏ lúc này nỗ lực và kỷ luật với bản thân mình.

Các ngôi sao Quỷ đỏ lúc này nỗ lực và kỷ luật với bản thân mình.

Không có ai đến Man.United từ sau thời Sir Alex mà có thể yên ổn lâu dài, tương lai của Ten Hag cũng khó nói trước, nhưng việc ông biến một đội bóng hỗn loạn của mùa trước thành một tập thể có ý thức kỷ luật và chiến thuật tốt, rõ ràng là rất ấn tượng. Chuyện Rashford tự thừa nhận việc mình bị phạt do ngủ muộn đến sân tập trễ cho thấy có những thứ rất đặc biệt từ Ten Hag đang lan tỏa trong phòng thay đồ và trên sân tập Man.United. Tờ The Guardian chỉ ra một “bí kíp” của Ten Hag, đó là ông dùng truyền thông để gây sức ép với cầu thủ. Trước đây, Mourinho cũng sử dụng “chiêu” này, nhưng khác với HLV người Bồ Đào Nha, Ten Hag không chỉ trích đích danh cầu thủ nào cả. Thay vào đó, ông luôn nhắc tới, nhắc lui trước báo giới rằng Man.United là một đội bóng vĩ đại và luôn tìm cách cung cấp mọi thông tin ở các buổi phỏng vấn. Đây là kiểu áp lực “quyền lực mềm”, đánh vào nhận thức của cầu thủ.

Hồi đầu mùa, Ten Hag xếp hạng cầu thủ ra sân bằng cách cho họ chạy tốc độ lấy thành tích. Ai cố gắng chạy nhanh nhất, thì được ưu tiên đá chính. Những điều như vậy được giữ nguyên từ đó đến nay, không có ngoại lệ vùng cấm nào cả. Và thế là Ronaldo hất văng lên ghế dự bị một cách tàn nhẫn. Đó là thông điệp rất rõ ràng: Đá ở Man.United thì phải đủ chất lượng để khoác áo đội bóng hàng đầu thế giới. Thông điệp với Ronaldo đã khiến cho phần còn lại của Man.United thực sự khiếp đảm Ten Hag.

Không chỉ thế, việc mua Casemiro cũng là kiểu “bí kíp” khác của Ten Hag. Tiền vệ trung tâm người Brazil là một trong những tiền vệ giàu kỷ luật nhất thế giới bởi anh là một trong số 3 tiền vệ chuyên nghiệp bất nhất thế giới trong màu áo Real (cùng Kroos và Modric). Và hãy để ý xem, Ten Hag mua trung vệ thấp bé Martinez, tiền vệ có vấn đề sức khỏe Eriksen hay tiền đạo có một tuổi thơ khốn khó như Antony dường như đều có chung thông điệp: ông không cần ngôi sao, mà cần những con người biết vượt qua nghịch cảnh. Mà để làm được điều đó, chẳng có gì ngoài nổ lực và kỷ luật với bản thân mình.

Hãy nhớ rằng, Sir Alex để lại cho bóng đá thế giới một triết lý về quản trị trong bóng đá, về cái gọi là “máy sấy tóc” trong phòng thay đồ và “Fergie Time” trong lúc thi đấu. Tựu trung, đó đều là những yếu tố về kỷ luật.

Tin cùng chuyên mục