Bài 5: Cuộc chuyển giao ngoạn mục

Khi Ban trọng tài về tay VFF

V-League 2014 - Cơn ác mộng của nhà tổ chức

“Ngôi nhà” trọng tài chưa bao giờ yên ả và mùa bóng vừa rồi cũng vậy. Vụ VPF mời 3 trọng tài người Nhật Bản sang cầm còi tại V-League thực sự là một “cái tát” đối với đội ngũ vua áo đen Việt Nam dù người ta đã cố tình khoác lên nó những ý nghĩa tích cực.

Khi Ban trọng tài về tay VFF

Về mặt kỹ thuật, có thuộc Công ty VPF hay về lại VFF thì cũng không có gì quan trọng bởi theo nguyên tắc công việc của trọng tài là độc lập, không ai được phép can thiệp vào. Nói thì nói vậy chứ đã biết về trọng tài Việt Nam, việc chuyển chủ sở hữu ấy là rất quan trọng bởi nó phản ảnh phần nào cái xu thế cầm còi của trọng tài trong mùa giải, chỉ có người trong cuộc mới hiểu.

Bởi có lẽ cũng cần nhắc lại, khi thành lập VPF, công việc đầu tiên mà bầu Kiên thực hiện đó là giành quyền kiểm soát Ban trọng tài, đề cử thẳng ông Đoàn Phú Tấn làm người đứng đầu’. Khi bầu Kiên không còn ở VPF, thì việc đầu tiên thay đổi cũng chính là vị trí của Ban trọng tài. Đâu phải vô cớ mà trùng hợp như vậy. Bóng đá Việt Nam vẫn truyền tai nhau cái quy luật: ai “nắm” được trọng tài thì mới đủ sức nói chuyện vô địch.

Hồi đầu giải, có một sự kiện có lẽ bây giờ ít người nhớ, đó là lần đầu tiên người ta chứng kiến bầu Hiển của HN T&T phản ứng dữ dội với trọng tài. Đội bóng của bầu Hiển vốn rất ít khi “đụng chạm” trọng tài, với cá nhân bầu Hiển thì càng không. Một khi ông bầu nổi tiếng với vẻ mặt bình thản trong mọi tình huống đã không giữ được bình tĩnh, thì đó là chuyện không nhỏ.

Sự thay đổi kế tiếp chính là sự trở lại lần thứ 3 của ông Nguyễn Văn Mùi trên ghế trưởng ban, sau đại hội VFF khóa 7. Ông Mùi đã từng ngậm ngùi rời ghế sau khi bầu Kiên nói bóng gió về chuyện 2 người con của ông (con ruột Nguyễn Trọng Thư và con rể Võ Quang Vinh). Cả 2 sự trở lại ấy đều cho thấy VFF mới thực sự là nơi điều hành V-League chứ không phải là VPF như người ta vẫn tưởng.

Điểm nhấn cuối mùa giải 2014 là sự cố trọng tài Phùng Đình Dũng cũng đã được giải quyết êm thắm. (Ảnh: Dương Thu)

Đâu lại vào đấy

Sự kiện nổi bật nhất của trọng tài trong mùa giải, đương nhiên là chuyện mời người ngoài thổi ở V-League. Đây là ý tưởng của VPF nung nấu từ lâu, cuối cùng cũng được thực hiện nhưng dư âm của nó chẳng có gì đặc biệt. Người ta chẳng hiểu sau vụ việc này, trọng tài Việt Nam thay đổi được gì? Bằng một cách nào đó, sự kiện 3 trọng tài ngoại không làm nhiều người nhớ đến.

Vì có một thực tế là trọng tài ở mùa giải 2014 không để lại scandal gì lớn. Gần như chỉ duy nhất trường hợp liên quan đến đội HV An Giang là gây ồn ào. Ở trận đấu với SLNA tại Vinh, đội bóng miền Tây “tố” trọng tài thiên vị, đó cũng là thời điểm xảy ra chuyện đội SHB Đà Nẵng “xin được thua” vì trọng tài. Sáu “vua sân cỏ” đã bị kỷ luật. Nhưng đến khi ông Nguyễn Văn Mùi làm trưởng ban, mọi chuyện êm đềm hơn nhiều. Ngay cả cú “quậy” của HV An Giang ở cuối giải cũng nhanh chóng giải quyết dù trọng tài Phùng Đình Dũng đã có thiếu sót.

Ở đây có thể thấy ngay tính hiệu quả trong công tác trọng tài sau cuộc chuyển giao quyền quản lý. Nếu 2 mùa trước, trọng tài gần như là nơi để các CLB “bắn phá” thì trong mùa 2014, trọng tài vẫn mắc lỗi, vẫn chưa có gì bảo đảm đã tăng về chất lượng nhưng nhìn chung, trọng tài không còn là đối tượng bị công kích như trước. Người ta cho rằng, các CLB không “dám” phản ứng trọng tài vì cái uy của VFF đối với các CLB cũng như Trưởng ban Nguyễn Văn Mùi đối với những người dưới quyền mình trong công tác nội bộ.

Tuy nhiên, không xảy ra sự cố tồi tệ không có nghĩa là trọng tài Việt Nam đã tốt hơn.

Hồ Việt

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Một góc sân vận động Mỹ Đình

Khu Liên hợp thể thao Mỹ Đình bị "xà xẻo" như thế nào?

Nhiều người đang tỏ ra bức xúc trước việc Khu liên hợp Thể thao quốc gia Mỹ Đình (gọi tắt là Khu liên hợp) bị “băm” ra bởi việc cho thuê tràn lan, tạo điều kiện cho những vi phạm trật tự xây dựng đô thị điển hình với các điểm cho thuê làm massage, quán bia, phòng tập gym… và cả việc nợ thuế số tiền lớn.

Cuộc chiến với doping: Thật giả khôn lường

Cuộc chiến với doping: Thật giả khôn lường

Trong bối cảnh cả thế giới còn chưa hết rúng động vì những cáo buộc doping liên tiếp xảy ra, Tổ chức phòng chống doping thế giới (WADA) vừa bất ngờ công bố quyết định tạm đình chỉ hoạt động của phòng thí nghiệm tại Bắc Kinh trong vòng 4 tháng vì gian lận. Giới quản lý thể thao người mừng, người lo vì nơi đây từng được ví là trung tâm uy tín của cả khu vực châu Á…
Kỳ 1: Mạo hiểm với cuộc chơi

Kỳ 1: Mạo hiểm với cuộc chơi

LTS: Chưa bao giờ trước thềm một kỳ Olympic, giới thể thao lại trở nên lo lắng đến vậy khi đề cập đến vấn nạn doping. Từ đầu năm 2016 đến giờ, hàng loạt vụ việc bị phanh phui và thậm chí vẫn chưa có điểm dừng, nhiều VĐV đang nằm trong diện nghi ngờ và có nguy cơ bị loại khỏi cuộc đua ở Brazil mùa hè này. Thể thao Việt Nam cũng không là ngoại lệ nếu thiếu sự nghiêm túc trong giai đoạn chuẩn bị…
Những người “đưa đò” không nghỉ

Những người “đưa đò” không nghỉ

Thể thao Việt Nam đã ghi nhận họ - những người thầy đáng trân trọng - như chứng nhân lịch sử đặc biệt. Suốt từ buổi sơ khai đến tận bây giờ, các HLV Bùi Lương, Nguyễn Mạnh Hùng, Hồ Thị Từ Tâm, Lương Khương Thượng… vẫn đang dãi nắng dầm mưa đào tạo nên những lứa học trò xuất chúng, làm rạng danh nền thể thao nước nhà.
Bài 4: Giá nào cũng phải mua?

Bài 4: Giá nào cũng phải mua?

Như đã phân tích về phần cung - cầu ở các bài trước, vấn đề bản quyền truyền hình EPL tại Việt Nam sẽ tồn tại 2 yếu tố tưởng là liên quan nhưng thực ra lại khác xa nhau: Thứ nhất, giá ra thầu tại thị trường sẽ không thể giảm so với 3 mùa gần nhất. Thứ hai, các nhà đài Việt Nam có thể mua được giá thấp, với điều kiện phải biết cách mua.
Bài 3: Cá cược - mảng tối của truyền hình bóng đá

Bài 3: Cá cược - mảng tối của truyền hình bóng đá

Bất kỳ ai xem bóng đá Anh trên truyền hình hẳn sẽ quen thuộc với những con số thống kê, từ phạt góc đến số lần phạm lỗi, số thẻ… Trước và sau trận đấu, từ những kênh ngoại quốc cho đến nhà đài Việt Nam, đều có những show bình luận mà cuối cùng, vẫn là dự báo tỷ số. Những chi tiết đó phục vụ cho cái gì?
Bài 2: Doanh thu bất tận

Bài 2: Doanh thu bất tận

Vì sao? kiểu gì thì Bản quyền truyền hình giải Ngoại hạng Anh (BQTH EPL) cũng sẽ được bán cho thị trường Việt Nam cho dù các nhà đài có trả giá thấp. Câu chuyện nằm ở một góc khuất của việc kinh doanh bản quyền truyền hình các giải đấu thể thao, một phần của chính sách “Cây gậy và củ cà rốt”. Có người đã gọi đó là “cuộc chơi của quỷ”
Bài 1: Chuyện con gà và quả trứng

Bài 1: Chuyện con gà và quả trứng

Có người theo thuyết âm mưu còn cho rằng, trong câu chuyện bản quyền truyền hình (BQTH) có ẩn chứa chính sách “Cây gậy và củ cà rốt” của giới thương mại Tây phương đối với các thị trường mới nổi như Việt Nam. Thực hư ra sao?
Bài 4: Valencia: Đừng đùa với Bầy dơi

Bài 4: Valencia: Đừng đùa với Bầy dơi

Sau khoảng thời gian lận đận, mùa giải 2014-2015 đánh dấu sự trỗi dậy của Valencia. Với chất lượng đội hình cân bằng và có chiều sâu, tham vọng của Bầy dơi không chỉ là một vé Champions League.
Bài 3: Atletico Madrid - Làn gió mới đáng chờ đợi

Bài 3: Atletico Madrid - Làn gió mới đáng chờ đợi

Mùa hè đầy sôi động đang diễn ra ở sân Vicente Calderon. Lần đầu tiên sau gần 4 năm làm việc, Diego Simeone đang thực hiện những thay đổi mạnh mẽ để cùng Atletico mơ về chức vô địch La Liga.
Bài 2: Real Madrid - Nỗi hoài nghi mang tên Benitez

Bài 2: Real Madrid - Nỗi hoài nghi mang tên Benitez

Sau thất bại và sự ra đi của Carlo Ancelotti, Real Madrid đang trải qua thay đổi đáng kể. Nhưng thực tế đội bóng thủ đô Madrid là một hoài nghi lớn trước mùa giải 2015-2016, vì cái tên Rafael Benitez.
Catania thừa nhận mua bán độ

Catania thừa nhận mua bán độ

Báo chí Italia tin rằng Catania sẽ bị khai trừ khỏi Liên đoàn Bóng đá Italia sau khi Chủ tịch Antonino Pulvirenti (ảnh) thừa nhận đã bỏ tiền ra mua độ để cứu cho đội khỏi rớt hạng ở Serie B mùa qua.Mua độ giá 100.000EUR mỗi trận
Thái Sơn Nam