Mạnh dùng sức, yếu dùng mưu

Với việc đoạt 3 suất dự Olympic London 2012, thể dục dụng cụ (TDDC) Việt Nam đã làm nên kỳ tích. Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, thành tích của môn TDDC đã khẳng định cách nhìn mới của thể thao Việt Nam là đúng đắn, qua đó, cần tiếp tục đầu tư cho những môn Olympic.

Với việc đoạt 3 suất dự Olympic London 2012, thể dục dụng cụ (TDDC) Việt Nam đã làm nên kỳ tích. Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, thành tích của môn TDDC đã khẳng định cách nhìn mới của thể thao Việt Nam là đúng đắn, qua đó, cần tiếp tục đầu tư cho những môn Olympic.

Tuy nhiên, chính ông Nguyễn Hồng Minh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên đoàn thể dục VN, cho biết hiện TDDC chưa phải đã được quan tâm đầy đủ, phương tiện bổ trợ kém, đi nước ngoài tập luyện không nhiều, ít ai nghĩ TDDC có nhiều triển vọng. Vì vậy ông Minh mới kết luận là “thành tích chưa từng có trong lịch sử”.

Những thông tin trên cho thấy, dù đã xác định được các môn trọng điểm nhưng thể thao Việt Nam cũng chưa tìm được chiến lược rõ nét hơn. Lẽ ra, TDDC phải là môn mà Việt Nam gặt hái nhiều thành tích sớm hơn bởi nó phù hợp với thể chất và năng lực của người Việt. Ra đời từ năm 1861, tính đến nay đã có trên 100 năm phát triển, TDDC là một môn thể thao khó, do phải kết hợp nhiều yếu tố và đòi hỏi sự khổ luyện của các VĐV.

Có một loạt môn Olympic mà Việt Nam hoàn toàn có thể vươn đến đẳng cấp thế giới nếu biết tận dụng “sở đoản” về thể hình để chuyển thành “sở trường” nhờ sự khéo léo, thông minh của tố chất người Việt như các môn bóng bàn, cầu lông, TDDC, nhảy cầu, cờ, võ, billiards. Trong năm qua, ngành thể thao đã xác định 10 môn trọng điểm (có 9 môn Olympic) tuy nhiên, tại các địa phương thì mỗi nơi lại có trọng điểm khác nhau và số lượng môn cũng không đồng nhất theo chiến lược quốc gia. Do vậy, cũng khó mà phát triển chiều rộng để thu hút nhân tài.

Bên cạnh đó, cứ dõi theo các thông tin trên báo chí cũng thấy những môn thuộc hàng trọng điểm lại thiếu sự quảng bá bằng các môn như bóng đá, bóng chuyền, quần vợt… Rõ ràng, vẫn thiếu sự đầu tư đúng tầm nên càng ngày càng ít những giải đấu được xã hội hóa mạnh mẽ ở các môn trọng điểm dẫn đến những môn như bóng bàn, cầu lông hiện đang thiếu trầm trọng lực lượng kết thừa.

Các môn sở đoản như bơi lội, điền kinh mà hiện chúng ta vẫn có thành tích tốt thì chẳng cớ gì những môn sở trường lại không thể phát triển. Hơn thua vẫn là chiến lược đầu tư cả sâu lẫn rộng.

Thúy Oanh

Tin cùng chuyên mục