Còi vàng Việt Nam năm 2010 - trọng tài Võ Minh Trí:

Hy vọng đời sống trọng tài sẽ khá hơn

Tại buổi bầu chọn danh hiệu Còi vàng 2010 vừa được tổ chức trước khi tổng kết mùa bóng, đã có thêm một trọng tài của TPHCM được tôn vinh, sau 3 lần gần nhất liên tiếp ông Dương Văn Hiền nhận giải. Danh hiệu lần này thuộc về trọng tài Võ Minh Trí với 51/86 phiếu bầu chọn, đạt tổng số 310 điểm chung cuộc, đã bỏ xa người về nhì và ba là các trọng tài Võ Quang Vinh và Phùng Đình Dũng. PV Báo SGGP đã có buổi trò chuyện với trọng tài Võ Minh Trí sau lễ nhận giải thưởng vào ngày 14-10 vừa qua tại Hà Nội. * PV:
Hy vọng đời sống trọng tài sẽ khá hơn

Tại buổi bầu chọn danh hiệu Còi vàng 2010 vừa được tổ chức trước khi tổng kết mùa bóng, đã có thêm một trọng tài của TPHCM được tôn vinh, sau 3 lần gần nhất liên tiếp ông Dương Văn Hiền nhận giải. Danh hiệu lần này thuộc về trọng tài Võ Minh Trí với 51/86 phiếu bầu chọn, đạt tổng số 310 điểm chung cuộc, đã bỏ xa người về nhì và ba là các trọng tài Võ Quang Vinh và Phùng Đình Dũng. PV Báo SGGP đã có buổi trò chuyện với trọng tài Võ Minh Trí sau lễ nhận giải thưởng vào ngày 14-10 vừa qua tại Hà Nội.


* PV:
Trước hết xin chúc mừng danh hiệu Còi vàng mà ông vừa nhận được, ông có bất ngờ về điều này?

* Ông VÕ MINH TRÍ: Bất ngờ hay không ở vào khía cạnh khác và việc này là đánh giá lại 1 năm làm việc của mình. Dù sao cá nhân tôi rất hạnh phúc với danh hiệu này, đó là sự tưởng thưởng cho những gì mình đã dốc sức làm trong năm qua. Qua đây tôi xin cám ơn VFF, các nhà tài trợ, Hội đồng trọng tài…

Trọng tài Võ Minh Trí (phải) nhận danh hiệu Còi vàng.

Trọng tài Võ Minh Trí (phải) nhận danh hiệu Còi vàng.

* Đây cũng là năm thứ 4 liên tiếp trọng tài TPHCM được tôn vinh, ông có suy nghĩ gì khi bóng đá TP cứ lận đận nhưng nghề cầm cân nảy mực vẫn ở “đỉnh” trong thời gian qua?

* Giữa trọng tài và bóng đá là hai chuyện khác nhau. Tôi nghĩ bóng đá là phải đầu tư, ở đâu có tiền thì sẽ thu hút được cầu thủ giỏi hơn, như Navibank SG đang làm trong thời gian qua, họ đã và đang thu hút được nhiều cầu thủ tốt. Còn trọng tài chỉ là một phần nhỏ đóng góp vào sự phát triển chung của bóng đá thành phố

* Có nhận xét, việc ông được tôn vinh lần này nhờ vào khả năng uyển chuyển trong các tình huống nhạy cảm trên sân chứ không như người được mệnh danh là “hâm” như Dương Mạnh Hùng, hay lì lợm về tâm lý như ông Dương Văn Hiền?

* Tôi nghĩ là không có trận nào giống trận nào cả, trận nào cũng có những khía cạnh khó khăn khác nhau. Ở đây không phải là lách hay linh động để làm lệch kết quả, mà làm sao đảm bảo được yếu tố chuyên môn để đưa trận đấu về đích an toàn.

* Thu nhập của cầu thủ ngày một tăng nhưng trọng tài hình như đứng ngoài “cơn bão giá” ấy, giới trọng tài có suy nghĩ gì không?

* Suy nghĩ gì à? So với mặt bằng chung thì rõ ràng trọng tài lúc này chế độ rất thấp. Hy vọng mùa tới BTC giải sẽ có những thay đổi tốt hơn để ghi nhận sự cống hiến của anh em trọng tài. Hiện tại, bình quân 1 trận đấu trọng tài chính như tôi nhận được 1,8 triệu đồng (chưa thuế). Tất cả đều được chuyển qua tài khoản ATM. Vấn đề ở đây không tính cả mùa mà nên tính từng tháng. Nếu anh em nào làm tốt thì được phân công tiếp tục, nhưng đâu phải ai cũng giống nhau? Có người ít người nhiều, thậm chí nếu ai làm không tốt thì nghỉ cả tháng. Tôi nghĩ hiện nay hầu hết anh em đam mê với nghề thôi, chỉ có đam mê và yêu nghề là chính.

* Nguồn thu chính của ông là ở nghề trọng tài hay ở nghề giáo viên?

* Cũng như các anh em khác, tôi cũng có nghề chính ngoài bóng đá. Hiện tôi là giáo viên Trường THPT Thanh Đa và có đi dạy thêm ở Trường Dân lập Hưng Đạo (quận Bình Thạnh). Hầu hết anh em trọng tài làm nghề giáo viên, ai cũng có nghề tay trái chứ đâu chỉ làm trọng tài.

* Như vậy, theo ông thì trọng tài Việt Nam đã chuyên nghiệp chưa?

* Tôi nghĩ là chưa chuyên nghiệp. Anh em làm trọng tài chủ yếu là niềm đam mê như tôi đã nói. Như ở Nhật Bản, trọng tài chỉ ăn, tập và chăm lo cho nghề bóng đá thôi, còn mình thì phải lo toan nhiều thứ khác. Thuận lợi cho chúng tôi là ban giám hiệu, anh em giáo viên trong trường ủng hộ nên mới được đi làm trọng tài như vậy.

* Kinh nghiệm nhiều ở việc điều hành các trận đấu quốc tế, theo ông vì đâu mà các trọng tài VN vẫn đôi lúc còn hạn chế về mặt tâm lý?

* Rõ ràng là khi làm nhiệm vụ ở trận quốc tế anh em làm rất thoải mái, không có bị áp lực nhiều. Còn ở Việt Nam, theo tôi thì ý chức chuyên nghiệp của cầu thủ chưa có. Mỗi lần thổi quả phạt hay tình huống nào đó, không biết trọng tài đúng hay sai, đầu tiên là cầu thủ rồi ban huấn luyện chạy đến phản ứng, cho dù hầu hết là trọng tài xử lý đúng 100%. Điều đó đôi khi làm trọng tài hoang mang và mất tập trung. Rồi áp lực nhiều lắm, từ sân nhà, khán giả …

* Câu hỏi hơi tế nhị, trong sự nghiệp cầm còi có lúc nào ông nhận được lời “đề nghị” nào chưa? Nếu có thì ông sẽ xử lý thế nào?

* Thật tình là tôi không dám bắt tay bất kỳ những thỏa hiệp nào, rất tế nhị với vấn đề đó. Riêng tôi thì hài lòng với cá nhân mình khi đến nay các đội khi được biết có tôi bắt chính là họ rất an tâm, vì vừa đảm bảo tính chuyên môn và khách quan. 

QUỐC CƯỜNG (thực hiện)

Tin cùng chuyên mục