Xã hội hóa theo cách riêng

Vào những năm của thập niên 90, Công an TPHCM là một trong những đơn vị có phong trào thể thao thuộc loại mạnh trên quy mô quốc gia. Các đội bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn… của họ đã từng vô địch Việt Nam. Có thể nói, Công an TPHCM dường như không đứng ngoài lề thành tích của thể thao TP. Chúng tôi đã trò chuyện với thượng tá Trần Bắc, Phó Giám đốc Trung tâm Thể thao Công an TPHCM.
Xã hội hóa theo cách riêng

Vào những năm của thập niên 90, Công an TPHCM là một trong những đơn vị có phong trào thể thao thuộc loại mạnh trên quy mô quốc gia. Các đội bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn… của họ đã từng vô địch Việt Nam. Có thể nói, Công an TPHCM dường như không đứng ngoài lề thành tích của thể thao TP. Chúng tôi đã trò chuyện với thượng tá Trần Bắc, Phó Giám đốc Trung tâm Thể thao Công an TPHCM.

- Phóng viên: Không còn đầu tư cho đội bóng đá, ở thời điểm này, trung tâm đang phát triển mạnh nhất môn nào, thưa ông?

Trung tâm Thể thao Công an TPHCM đang lên dự án xây dựng mới và nếu mọi chuyện thuận lợi, sẽ khởi công vào năm 2015.

Với quỹ đất khoảng 3ha, trong tương lai, trung tâm vừa tổ chức các hoạt động thể thao, giải trí vừa kinh doanh phòng nghỉ cho VĐV, văn phòng cho thuê. Ngoài ra, còn có tầng hầm để phục vụ cho môn bắn súng và nhiều bộ môn khác.

Vấn đề khó hiện nay là kinh phí và đang chờ các cấp lãnh đạo thông qua.

- Thượng tá TRẦN BẮC: Chúng tôi đã tuyển sinh và mở lớp đào tạo cầu thủ trẻ từ năm 2007 nhưng đến nay xác định là không hiệu quả nên chuyển sang làm công tác phong trào. Cả bóng bàn lẫn bóng chuyền hiện nay đều vẫn duy trì nhưng sắp tới sẽ chuyển sang mô hình câu lạc bộ.

Riêng bóng chuyền, chúng tôi sẽ tận dụng thêm thế mạnh của mình ở vị trí chuyền hai và sẽ tập trung đào tạo vị trí này để chuyển nhượng cho các đội. Chúng tôi có nhiều thuận lợi trong việc tìm kiếm, phát hiện những VĐV trẻ có năng khiếu và chiều cao tốt.

- Vì sao  đội bóng chuyền của trung tâm không phấn đấu tham dự giải đội mạnh?

- Còn vướng nhiều khó khăn, nhất là cơ chế của ngành chưa cho phép thuê mướn VĐV ngoại cũng như tiền lương không cao bằng nhiều đội khác cho nên khó lòng phát triển được.

Sắp tới trung tâm sẽ xúc tiến cho 3 VĐV bóng chuyền có lý lịch tốt vào ngành để tiện cho việc đào tạo về lâu dài, nhất là vị trí chuyền hai như tôi đã đề cập.

Một góc sân vận động của Trung tâm Thể thao Công an TPHCM.

Một góc  sân vận động của Trung tâm Thể thao Công an TPHCM.

- Người trong giới vẫn đánh giá cao nguồn lực của đội bóng chuyền Công an TPHCM, nếu không có được “cú hích”, quả là đáng tiếc?

- Mặt bằng lương của cán bộ, chiến sĩ trong ngành còn khó khăn thì lương của VĐV đâu thể cao bằng các đội mạnh hiện nay được. Dù chỉ duy trì ở dạng phong trào nhưng các VĐV của trung tâm rất có tiềm năng và nhiều em đã được chuyển nhượng ngắn hạn cho các đội mạnh trong thời gian qua.

Như mới đây là 4 em thi đấu cho Sanest Khánh Hòa và Vật liệu xây dựng Bình Dương. Còn đội bóng bàn sắp tới có 2 nhiệm vụ là tăng cường lực lượng cho Bộ Công an tham dự Đại hội TDTT ở nội dung đồng đội nam và tham dự giải các CLB toàn quốc.

- Nhân đây, nói đến phong trào bóng chuyền TPHCM, ông có bất ngờ khi đội TPHCM vừa xuống hạng?

- Tôi nghĩ đó là chuyện tất yếu và mọi thứ đã được đoán trước từ giữa giải, thời điểm mà gần một nửa đội hình xin đi. Chính chuyện đi - ở của một số VĐV đã ảnh hưởng đến tinh thần thi đấu của toàn đội mà nguyên nhân chính vẫn là chuyện tiền lương cùng một số vấn đề ở khâu quản lý

NGUYỄN HOÀNG (ghi)

Tin cùng chuyên mục