Không phải Ariarne Titmus, Emma McKeon mới là “thần tài” của làng bơi lội Australia

Môn bơi lội tại Olympic Tokyo đã chính thức khép lại sau các nội dung thi đấu cuối cùng diễn ra vào sáng nay, Chủ nhật 1-8. Caeleb Dressel phần nào đã đáp ứng kỳ vọng là “Truyền nhân săn Vàng” của Michael Phelps khi thắng thêm 2 cự ly thi đấu 50m tự do nam và 4x100m tiếp sức hỗn hợp nam. Tuy nhiên, nhân vận chính thu hút sự chú ý lại là một nữ kình ngư đến từ Úc - cô Emma McKeon.

Emma McKeon
Emma McKeon

Nữ kình ngư năm nay đã 27 tuổi, quê ở Wollongong (New South Wales) đã thắng thêm 2 HCV ở các cự ly 50m tự do và 4x100m tiếp sức hỗn hợp. Ở vòng bơi chung kết của cự ly 50m tự do nữ, cô đã đánh bại đối thủ khét tiếng người Thụy Điển - cô Sarah Sjostrom (HCV 100m bướm, HCB 200m tự do và HCĐ 100m tự do tại Olympic rio de Janaeiro), và Pernille Blume (Đan Mạch) với thành tích Phá kỷ lục Olympic là 23 giây 81. Trong khi đó, ở vòng bơi chung kết cự ly 4x100m tiếp sức hỗn hợp, cô bơi ở vòng thi thứ 3, cùng với các đồng đội tiếp tục giành HCV với thành tích phá Kỷ lục Olympic khác là 3 phút 51 giây 60.

Với những kết quả mới nhất, Emma đã giành được 7 tấm huy chương ở kỳ Thế vận hội tại Nhật Bản năm nay. Cụ thể, cô thắng 4 HCV trong các cự ly: 100m tự do (cũng với một thành tích phá Kỷ lục Olympic là 51.96), 4x100m tiếp sức tự do (hợp cùng các đồng đội tạo ra Kỷ lục thế giới là 3:29.69, và như chúng ta đã biết là 2 HCV ở cự ly 50m tự do, 4x100m tiếp sức hỗn hợp. Ngoài ra, Emma cũng giành thêm 3 HCĐ ở các cự ly: 100m bướm, 4x100m tiếp sức hỗn hợp nam nữ và 4x200m tiếp sức tự do. Emma, chứ không phải “Khắc tinh của Katie Ledecky” - Ariarne Titmus, mới là “thần tài” của làng bơi Úc.

Emma đã trở thành nữ VĐV đầu tiên kể từ thời của “tiền bối huyền thoại” Maria Gorokhovskaya (trong môn thể dục dụng cụ tại Olympic Helsinki 1952) giành được 7 tấm huy chương trân quý ở một kỳ Thế vận hội. Đây là một kiểu vinh quang “tối thượng”, có thể sánh ngang với thành tích thắng huy chương trong một kỳ Olympic với những huyền thoại như là Michael Phelps. Nhờ cô, cả Titmus và thậm chí là Kaylee McKeown, bơi lội Australia mới có một cuộc tranh tài ấn tượng sau nhiều năm trời bị bơi lội Mỹ vùi dập tan nát ở Olympic…

Không phải Ariarne Titmus, Emma McKeon mới là “thần tài” của làng bơi lội Australia ảnh 1 Những VĐV - kình ngư Australia giành được nhiều huy chương Olympic nhất
Emma hạnh phúc cho biết: “Cứ mỗi lần giành được HCV, tôi lại có cảm giác say say, biêng biêng giống như là đang đi trên tàu lượn siêu tốc vậy. Tôi cố gẵng giữ cho thứ cảm xúc này bay bổng bền lâu. Sẽ mất một khoảng thời gian, thứ cảm xúc lâng lâng này mới chìm dần vào trong cơ thể và cũng vì như vậy, tôi vẫn đang cố gắng giữ bản thân mình thật bình tĩnh ngay vào lúc này. Tôi thật sự chưa bao giờ nhìn vào các thành tích tính toán huy chương, thật sự là như vậy. Đây quả thật là vinh dự, khi được đứng cùng với tiền bối như bà Gorokhovskaya. Tôi đã tập luyện và làm việc rất nỗ lực để đạt được thành tích ấn tượng này”.

Emma vốn xuất thân từ một gia đình cũng chuyên về bơi lội. Cô và anh trai của cô, anh David McKeon là bộ đôi bơi lội anh em ruột đầu tiên đại diện cho bơi lội của Australia ở một kỳ Thế vận hội kể từ năm 1960 (kể từ thời của anh em nhà Konrads-  John và Ilsa ở Olympic tại Rome), khi họ cùng góp mặt tại Olympic Rio de Janeiro. Đó là nơi Emma thắng 1 HCV, 2 HCB và 1 HCĐ. Cha của cô, ông Ron McKeon, hiện đang điều hành một Trung tâm dạy bơi ở khu vực phía Nam của thành phố Sydney. Cũng vì xuất thân từ gia đình có truyền thống, Emma đã xem Olympic từ khi còn nhỏ xíu, và luôn mơ mộng được thi đấu ở đây.

“Tôi lớn lên và luôn ôm mộng được làm điều tương tự ở đấu trường Olympic”, Emma chia sẻ khát khao. Chính ý chí quyết đấu đến cùng, khát khao được chứng minh bản thân ở đấu trường Olympic, khiến cô còn qua mặt cả… Dressel, để trở thành người được chú ý nhiều nhất trong ngày thi đấu cuối cùng của môn bơi lội tại kỳ giải Olympic Tokyo. Kyle Chambers, một đồng đội của Emma cũng phải chia sẻ: “Tôi cũng chẳng biết cô ấy làm thế nào nữa. Tôi thì hoàn toàn kiệt sức. Để giành được một tấm huy chương Olympic, đặc biệt là HCV, điều đó là rất đặc biệt. Chúng tôi thật may mắn khi có cô ấy ở trong đội hình”.

Bảng Tổng sắp huy chương môn bơi lội Olympic Tokyo
 Thứ hạng quốc gia  HCV HCB   HCĐ  Tổng số
 1-Mỹ  11  10  19  30
 2-Australia  9  3  8  20
 3-Anh quốc  4  3  1  8
 4-Trung Quốc  3  2  1  6
 -Ủy ban Olympic Nga  2  2  1  5

Tin cùng chuyên mục