Cộng đồng người Thổ Nhĩ Kỳ: Bóng đá đang trở về nhà

Nhiều người Đức gốc Thổ Nhĩ Kỳ có tổ tiên được gọi là Gastarbeiters (Người lao động khách), và với những ai yêu thích bóng đá thì đang tận hưởng một Euro 'quê hương'.

Cộng đồng người Thổ Nhĩ Kỳ: Bóng đá đang trở về nhà

Đối với Karani, Euro 2024 ở Đức mang không khí khác biệt của một giải đấu trên sân nhà. “Việc Thổ Nhĩ Kỳ vượt qua vòng loại và đội tuyển quốc gia hiện có mặt ở đây là một cảm giác thực sự tuyệt vời đối với tôi và nhiều người gốc Thổ Nhĩ Kỳ khác” anh vừa nói vừa lướt xem ứng dụng thời tiết để bảo đảm khu vực xem bóng đá trên tầng thượng quán cá phê của anh ở quận Kreuzberg của Berlin sẽ ổn trong ngày diễn ra trận Thổ Nhĩ Kỳ - Georgia.

“Tất nhiên là tôi tự hào. Tôi hy vọng đội sẽ tiến xa. Một trận chung kết Thổ Nhĩ Kỳ-Đức sẽ là kết quả tốt nhất, mặc dù tôi thừa nhận trong trường hợp đó, tôi cũng chẳng biết mình nên ủng hộ ai”, Karani nói.

Người Thổ Nhĩ Kỳ là dân tộc thiểu số lớn nhất ở Đức, với khoảng 1,54 triệu người, bao gồm 1,4 triệu công dân Đức gốc Thổ Nhĩ Kỳ, đây cũng cộng đồng người Thổ Nhĩ Kỳ hải ngoại lớn nhất. Giống như Karani, người sinh ra ở Đức, hầu hết người Đức gốc Thổ Nhĩ Kỳ đều có tổ tiên từ phong trào Gastarbeiter (đến Đức với tư cách công nhân) trong những năm 1960 và 1970.

Sau nước chủ nhà Đức, không có đội tuyển nào tại Euro 2024 nhận được nhiều sự ủng hộ như Thổ Nhĩ Kỳ. Sự phấn khích ấy được thể hiện vào tuần trước trong buổi mở khi tập trung Barsinghausen, bang Lower Saxony. Một số người không lấy được vé vào sân tập, đã trèo lên ngọn cây hy vọng được nhìn vào sân. Họ cổ vũ đội của HLV Vincenzo Montella bằng cờ, biểu ngữ tự chế và tiếng kêu “Türkiye, Türkiye”. Nhiều người đã mặc áo đấu của đội tuyển quốc gia hoặc mặc áo đấu của CLB Istanbul yêu thích của họ. Họ lảng vảng bên lề để xin chữ ký hoặc chụp ảnh selfie với các ngôi sao, chẳng hạn như Arda Guler của Real Madrid, Salih Ozcan của Borussia Dortmund và đội trưởng Hakan Calhanoglu.

“Chúng tôi thực sự cảm thấy như ở nhà khi ở Đức” tiền vệ tấn công Yusuf Yazici “Giống như có cả quốc gia đồng hành cùng bạn. Tất cả chúng tôi đều rất vui khi được gặp họ ở bất cứ nơi đâu chúng tôi đến”.

Ozgur Ozvatan, một nhà khoa học chính trị và xã hội học tại Viện Nghiên cứu Thực nghiệm về Hội nhập và Di cư Berlin, cho biết trận giao hữu giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Đức vào tháng 11 năm ngoái đã cho thấy nguy cơ chính trị hóa cao trong mối quan hệ này, nhất là ở thời điểm đó Tổng thống Erdogan đang thăm Đức. Nhưng Ozvatan tin rằng cảm xúc thuần khiết của bóng đá sẽ vượt trên tất cả: “Nếu bạn nhìn vào cảm giác vui mừng, có vẻ như có điều gì đó ít mang tính chính trị hơn, đơn thuần chỉ là niềm vui và sự hưng phấn khi đội tuyển quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ có mặt ở Đức, và những người ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ ở Đức có cảm giác rằng họ là chủ nhà của đội tuyển quốc gia này” ông nói.

Tugsal Mogul, giám đốc nhà hát và là một bác sĩ gây mê, vốn là CĐV suốt đời của CLB Borussia Mönchenladbach, đã bày tỏ cảm xúc lẫn lộn của mình về cuộc xung đột nội bộ trong tình cảm của mình. Là con của một người nhập cư Thổ Nhĩ Kỳ, sinh ra ở trung tâm công nghiệp Bắc Rhein Westphalia của Đức, Mogul cho biết ông thường cảm thấy xa cách với đội tuyển quốc gia Đức. Ông nói: “Trong nhiều năm, tôi đã muốn Đức thua. Tôi sinh ra ở đây, tiếng mẹ đẻ của tôi là tiếng Đức, nhưng tôi đã không thể gắn bó với đội bóng này trong một thời gian rất dài.”

Cái gọi là Sommermärchen (câu chuyện cổ tích mùa hè) năm 2006, khi Đức đăng cai World Cup, là một trải nghiệm mà ông có thể chia sẻ cũng đất nước ông đang sinh sống. “Đó là mùa hè tuyệt vời nhất. Tôi rất hâm mộ đội tuyển Đức. Nó đa dạng hơn, khác biệt hơn bao giờ hết. Thể thao cũng ở một đẳng cấp khác” Mogul nói.

Nhưng các kỷ niệm đẹp đó cũng đã bị phài mơ sau một chuỗi vụ giết người phân biệt chủng tộc vẫn thường được gọi là “án mạng bánh mình Kebab” do một nhóm khủng bố tân Quốc xã thực hiện, mục tiêu chính của chúng là người dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ. “Hình ảnh về Sommermärchen, về một thế giới hoàn hảo, một vùng đất không phân biệt chủng tộc đã không hoàn toàn chính xác. Tôi nhớ đã nhìn thấy tất cả những lá cờ Đức treo trên cửa sổ và cảm thấy vừa kinh hoàng vừa hạnh phúc”, ông Mogul nhớ lại.

Đến năm 2014, vấn đề này lại bị thu hút bởi Mesut Ozil, ngôi sao Đức gốc Thổ Nhĩ Kỳ. Ozil đã chia tay đội tuyển quốc gia vào năm 2018 với lý do bị phân biệt đối xử, nói rằng: “Tôi là người Đức khi chúng tôi thắng, nhưng tôi là người nhập cư khi chúng tôi thua”. Ozvatan, nhà khoa học chính trị, bản thân là một cựu cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp, nói rằng mặc dù ông tin rằng Ozil phải chịu trách nhiệm về quan điểm của riêng mình, nhưng LĐBĐ Đức (DFB) lại không có động thái chính thức nào. Mới hơn, là cuộc thăm dò từ bộ phim tài liệu của Philipp Awounou, trong đó 21% số người được hỏi cho biết họ đồng ý với nhận định: “Tôi sẽ thích hơn nếu có nhiều cầu thủ da trắng lại chơi ở đội tuyển quốc gia Đức”. Ozvatan nói: “Phản ứng của HLV Julian Nagelsmann là nói: đó là một cuộc thăm dò tồi tệ, thay vì nói: ‘Đây là một vấn đề ở Đức và chúng ta cần phải giải quyết nó”.

7396.jpg

Còn với ông Mogul, bất chấp một số xung đột, vẫn có nhiều điều đáng tự hào ở cả đội tuyển Thổ Nhĩ Kỳ và Đức, bao gồm cả Ilkay Gundogan, cháu trai của một VĐV gastarbeiter Thổ Nhĩ Kỳ, hiện đang đội trưởng đội tuyển Đức. Trong trận khai mạc, máy quay TV dường như nán lại anh lâu hơn bất kỳ ai khác một chút, có lẽ để xem anh có biết lời quốc ca hay không. Tất nhiên là Gundogan biết.

Trên đại lộ Kurfürstendamm, sau chiến thắng 5-1 của Đức trước Scotland vào tối thứ Sáu, một nhóm thanh niên người Đức gốc Thổ Nhĩ Kỳ đứng bên đường cổ vũ khi dòng xe ô tô mang cờ Đức chạy ngang qua, bấm còi ăn mừng. “Chúng tôi thực sự vui mừng vì Đức đã thắng” Adem, 18 tuổi, nói. “Và tôi cũng muốn cảm nhận được sự ấm áp tương tự từ người Đức đối với Thổ Nhĩ Kỳ nếu và khi chúng tôi giành chiến thắng.”

Tin cùng chuyên mục