Trận chung kết đa văn hóa Euro 2024 và lịch sử của sân Berlin

Lần đầu Anh gặp Tây Ban Nha trong trận chung kết một giải đấu lớn, và có lẽ “sân khấu” nơi họ trình diễn chứa đựng đầy đủ, trọn vẹn những thăng trầm lịch sử nhất. Olympiastadion được xây dựng theo lệnh của Adolf Hitler nhưng đó là một phần không thể lãng quên của nước Đức

Trận chung kết đa văn hóa Euro 2024 và lịch sử của sân Berlin

Trận chung kết lượng khán giả hơn 300 triệu trên truyền hình, và 71.000 khán giả sẽ chật cứng trên sân. Sân bóng nằm ở phía Tây thành phố Berlin được xây dựng cho Thế vận hội năm 1936. Nó có thể đã bị dỡ bỏ từ nhiều năm trước. Việc sân bóng này vẫn đứng vững là do cam kết “làm rõ chứ không phải che khuất” quá khứ, điều mà người Đức gọi là quá trình Vergangenheitsbewältigung -một cuộc đối đầu trực diện với lịch sử của nó.

Thật khó để nhìn vào sân bóng có kiến trúc tân cổ điển này mà không gợi lên hình ảnh Hitler. Chúng ta đã xem những bộ phim tài liệu, đặc biệt và có lẽ là đáng nhớ nhất, bộ phim tuyên truyền Olympia của Leni Riefenstahl. Kẻ độc tài này đã sử dụng Thế vận hội 1936 cùng sự hoành tráng của sân Olympiastadion để thể hiện quyền lực và tham vọng điên cuồng của mình.

Thời điểm đó, Hitler chưa lộ rõ ý định của mình. Các VĐV gốc Do Thái được tuyển chọn kỹ càng được phép tham gia, các ấn phẩm của Đức Quốc xã bị cấm trên đường phố, các biển báo hạn chế người Do Thái trong cuộc sống hàng ngày bị dỡ bỏ. Cùng lúc đó, bên ngoài biên giới thành phố, các trại tập trung đang được xây dựng, sông Rhine đang được tái quân sự.

Nhưng không phải tất cả mọi thứ đã đi theo kế hoạch. Hitler được cho là đã phản ứng với thái độ ghê tởm sau khi chứng kiến ​​VĐV người Mỹ da đen Jesse Owens trở thành VĐV thành công nhất tại Thế vận hội khi giành được bốn huy chương vàng. Chiến thắng của anh là “cái tát” vào lý thuyết về quyền lực tối cao của chủ tộc Aryan không có thật của Hitler. Chính những sự kiện có tính biểu tượng đó đã khiến người Đức quyết giữ lại sân Olympiastadion thay vì phá bỏ để xóa đi phần lịch sử đáng quên.

AP22279661753079.jpg

Olympiastadion đã được tân trang lại toàn bộ với chi phí 242 triệu euro cho thời gian diễn ra World Cup 2006. Những hình chữ thập ngoặc từng được treo trên cổng của Olympiastadion đã không còn nữa, nhưng du khách vẫn bắt gặp nhiều chi tiết không thể tránh khỏi cho thấy di sản của thời kỳ Đức Quốc xã. Những bức tượng đồng là sự minh chứng cho lý thuyết chủng tộc mà chủ nghĩa Quốc xã dựa vào, lớp đá vôi Franconia do Hitler đích thân lựa chọn vẫn phủ lên các bức tường bên ngoài của nó…

Được sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ hai cho nhiều mục đích, từ khu phức hợp làm hầm trú ẩn đến cất giấu vũ khí, sau năm 1945, Olympiastadion có một thời gian ngắn là nơi đóng quân của Hồng quân Nga và khi thành phố Berlin bị chia đôi thời Tây Đức – Đông Đức thì quận Charlottenburg, nơi có sân vận động trở thành một phần quản lý của quân đội Anh trong Chiến tranh Lạnh.

Olympiastadion.jpg
OlympicStadiumGettyImagesSiegfriedLayda-35c776a62b4b451fa4be0ea6963a5736.jpg

Chính người Anh đã điều chỉnh kiến ​​trúc của sân Olympiastadion, thu hẹp khi ngồi VIP, loại bỏ các chữ Vạn và mở cửa hồ bơi Olympic cho công chúng. Một phần mở rộng của công trình này là việc biến nó thành sân nhà của câu lạc bộ Hertha BSC vào năm 1963. Một mái che được lắp đặt vào năm 1974 phục vụ cho World Cup 1974. Hệ thống chiếu sáng hiện đại cũng được bổ sung cũng như đường kẻ sọc xanh nổi bật.

Ngoài sự kiện của Owens tại Thế vận hội 1936, thì sân Olympiastadion cũng là nơi chứng kiến ​​cú húc đầu của Zinedine Zidane trong trận chung kết World Cup 2006, kỷ lục 100 mét của Usain Bolt tại năm 2009. Sân vận động này một lần nữa dự kiến ​​sẽ trải qua quá trình chuyển đổi, trong bối cảnh Hertha có kế hoạch chuyển đi để Olympiastadion chỉ chuyên tổ chức các trận đấu của đội tuyển quốc gia, như mô hình sân Wembley.

Tin cùng chuyên mục