Bệnh thành tích

- Chuyện Đại hội TDTT toàn quốc nghe hoành tráng, tiêu tốn hàng ngàn tỷ đồng nhưng hiệu quả thu được gần như chẳng có gì, bị dư luận phản ứng sao rồi ông?

- Hiện đang có nhiều ý kiến về việc có nên tiếp tục tổ chức hay dừng lại. Chứ tổ chức tốn kém mà không có kết quả thì dẹp sớm hay hơn. Quan điểm tui là vậy.

- Thời buổi mỗi lúc khác nhau. Ngày trước, nếu có Đại hội TDTT sẽ tạo ra cú hích cho nền thể thao sau 4 năm, nhưng giờ nó không còn tác dụng nữa. Tuy vậy, những nhà làm thể thao vẫn bám vào đấy như cứu cánh, còn các địa phương do bệnh thành tích, rồi coi đó là cơ sở để ăn nói với các tỉnh, thành bạn.

- Ông nói mới thấy là xứ mình bệnh nặng thiệt.

- Nặng sao???

- Là sau Đại hội TDTT toàn quốc cầu kỳ, đang nóng lên vấn đề Bộ GD-ĐT cử đoàn thể thao sinh viên với nòng cốt là VĐV chuyên nghiệp đi dự Đại hội thể thao sinh viên Đông Nam Á tại Indonesia.

- Sinh viên là sinh viên, sao có VĐV chuyên nghiệp trong đó?

- Thật ra họ là những sinh viên trường đại học TDTT, nơi đào tạo VĐV thi đấu chuyên nghiệp rồi đem đi dự. Tất nhiên, đây không phải lần đầu xảy ra chuyện này, từ nhiều kỳ đại hội trước cũng đã có tình trạng tương tự.

- Còn sinh viên thuần túy chơi thể thao đâu?

- Những đối tượng này nếu đem sang thi thố chẳng ăn thua. Cùng đó là bệnh thành tích đã ăn sâu trong suy nghĩ của người làm thể thao nên cần dùng VĐV chuyên nghiệp mới ăn nói và “nổ” với cấp trên.

- Nhưng VĐV kiểu này vừa thi đấu ở Đại hội TDTT toàn quốc xong, chưa kịp nghỉ ngơi?

- Mệt mỏi, uể oải gì không cần biết. Cứ lo nhiệm vụ quốc gia trước còn chuyện gì sau hẵn tính.

- Nhìn cách làm Bộ GD-ĐT nhiều người đặt ra câu hỏi về thể thao học đường sẽ ra sao?

- Như đã nói, thể thao học đường mà chúng ta ra rả vẫn chỉ là thứ lý thuyết suông. Chủ yếu là kiếm thành tích trước mắt, còn vụ đó lâu lâu xới lên một lần, cho dư luận thấy có quan tâm đến thể thao học đường. Và chuyện nói đàng làm nẻo là bình thường.

- Nghe mà oải quá!!!

Bệnh thành tích ảnh 1

HAI SÀI GÒN

Bóng đá quốc tế