Tranh cãi võ sĩ Sumo bị tố làm ngựa đua Olympic hoảng sợ

Hình nộm của một võ sĩ Sumo được dựng ở nội dung vượt chướng ngại vật thuộc môn đua ngựa đang trở thành đề tài thu hút sự chú ý tại Olympic Tokyo 2020.
Hình nộm võ sĩ Sumo đựng dưng y như đúc người thật tại trường đua ngựa. Ảnh: AP
Hình nộm võ sĩ Sumo đựng dưng y như đúc người thật tại trường đua ngựa. Ảnh: AP

Võ sĩ Sumo là biểu tượng đặc trưng khi nhắc về Nhật Bản. Thông qua việc đăng cai Olympic Tokyo 2020, nước chủ nhà muốn quảng bá rộng hơn biểu tượng quốc gia đến với bạn bè quốc tế. Vì thế, một võ sĩ Sumo đã được dựng ở vượt chướng ngại vật số 10 trong trường đua ngựa, bên cạnh các biểu tượng khác của Nhật Bản, gồm Kimono Geisha, cung điện Nhật Bản thu nhỏ và trống Taiko.

Tuy nhiên, câu chuyện sẽ không đặc biệt nếu hình nộm của võ sĩ Sumo đang tạo nên làn sóng bình luận 2 chiều. Huấn luyện viên (HLV) Teddy Vlock (Israel) nhấn mạnh đến chuyện hình nộm được dựng giống y như đúc người thật, và đặt trong tư thế chiến đấu với 2 tay muốn vồ bắt lấy đối thủ. Chính hoạt cảnh này đã đe dọa đến tâm lý của ngựa khi thi đấu, và khiến một số chú đã không thể hoàn thành bài thi đúng ý.

Hãng thông tấn AP dẫn lời tay đua người Anh Harry Charles: “Khi bạn nhảy qua vượt chướng từ phía sau, bạn sẽ thấy mông của một chàng trai to lớn. Tôi đã nhận thấy có 4-5 con ngựa đang thực sự sợ hãi”. 

Tương tự, nữ HLV Penelope Leprevost (Pháp) - người giành huy chương vàng nội dung đồng đội tại Olympic Rio de Janiero 2016 không chắc liệu võ sĩ Sumo có ném con ngựa 12 tuổi của mình hay không? Cô nói: “Có thể lắm chứ! Tôi đã cố gắng thả lỏng ngựa, nhưng có thể chúng ngạc nhiên khi thấy một hình nộm trông giống người thật như vậy”. 

Phải mất nhiều năm huấn luyện để HLV giữ cho ngựa không bị hoảng sợ khi bước vào sân thi đấu. Thậm chí, HLV Vlock và đồng hương Darragh Kenny đã quyết định cho “thú cưng” chạy thử đến lần nhảy thứ 10 trước khi bắt đầu phần thi. Và may mắn, cả 2 đều vượt qua chướng ngại vật mà không gặp vấn đề gì. 

Tranh cãi võ sĩ Sumo bị tố làm ngựa đua Olympic hoảng sợ ảnh 1 Một hình tượng trang trí có phần... ghê sợ khác tại trường đua. Ảnh: AP

Tuy nhiên, đổ lỗi thất bại vì hình nộm võ sĩ Sumo gây ngựa hoảng sợ liệu có đúng? Bởi không ai biết được trong đầu của những chú ngựa nghĩ gì. Một số HLV khác còn cho rằng, ánh sáng rực rỡ của trường đua, hoặc hình tượng những bông hoa anh đào là một trong những nguyên nhân. 

Dù nguyên nhân thế nào thì với những cựu binh, những hoạt cảnh được dựng không có gì đáng ngạc nhiên, thậm chí còn tăng tính kịch tính cho cuộc đua. Olympic quyến rũ các tay đua ngựa về thiết kế trường đua hào nhoáng, và điều này tạo nên sự hưng phấn cho người chơi lẫn thú cưng.

HLV Brash nói thêm: “Tôi đang mong đợi những điều đặc biệt tại Olympic Tokyo 2020, và khi đã trải nghiệm tại trường đua tôi rất ổn. Khi tham dự Olympic, bạn biết mọi thứ sẽ được trang trí với nhiều màu sắc. Và nó thật đẹp và tuyệt vời. Điều này tăng thêm sự kịch tính cho chức vô địch. Nếu đó chỉ là những bước nhảy cũ đơn thuần thì sẽ giống như bất kỳ cuộc thi khác”.

Bóng đá trong nước

SLNA - CLB TPHCM: Chiến thắng để an toàn (18 giờ, ngày 6-6)

Đánh bại Đà Nẵng ở trận “chung kết ngược” để tạm thoát khỏi vị trí cuối bảng, song CLB TPHCM vẫn chưa thể an toàn vì khoảng cách nhiều hơn 2 điểm có thể bị san lấp bất cứ lúc nào. Điều này càng có cơ sở khi thầy trò Vũ Tiến Thành còn quá nhiều vấn đề tại hàng thủ, và vòng kế tiếp phải gặp chủ nhà SLNA đang “khát” 3 điểm để chặn đà rơi tự do.

Bóng đá quốc tế

Quần vợt

Roland Garros: Ons Jabeur lọt vào tứ kết lần đầu, sẽ đấu với người phụ nữ Brazil đầu tiên lọt vào TK từ năm 1968

Trong bản lý lịch rất ấn tượng suốt thời gian vừa qua của Ons Jabeur - tay vợt nữ xứ Ả rập và Bắc Phi liên tục làm nên lịch sử, cô vẫn đang “để trống thành tích thi đấu” ở Roland Garros - French Open. Hôm nay, cô gái 28 tuổi người Tunisia có thể tự hào hô lên rằng: “Cuối cùng, tôi cũng đã giành vé lọt vào tứ kết tại kỳ giải Grand Slam trên mặt sân đất nện tại Paris”.