Thể thao Việt Nam và giấc mơ Olympic: Khi thành tích giật lùi

Do chấn thương thường xuyên và ít tham gia các giải đấu nên đến thời điểm này, 2 suất dự Olympic chính thức của vận động viên (VĐV) điền kinh Nguyễn Thị Huyền đối diện với nguy cơ bị mất, sau khi Liên đoàn Điền kinh thế giới thay đổi thể thức lựa chọn VĐV đến Olympic Rio 2016 dựa trên thành tích chứ không phải đã đạt chuẩn. Xét về thành tích thì Nguyễn Thị Huyền đang nằm ngoài danh sách các VĐV dự Olympic ở các nội dung 400 và 400m rào.

Do chấn thương thường xuyên và ít tham gia các giải đấu nên đến thời điểm này, 2 suất dự Olympic chính thức của vận động viên (VĐV) điền kinh Nguyễn Thị Huyền đối diện với nguy cơ bị mất, sau khi Liên đoàn Điền kinh thế giới thay đổi thể thức lựa chọn VĐV đến Olympic Rio 2016 dựa trên thành tích chứ không phải đã đạt chuẩn. Xét về thành tích thì Nguyễn Thị Huyền đang nằm ngoài danh sách các VĐV dự Olympic ở các nội dung 400 và 400m rào.

Đây không phải điều bất ngờ hay mới mẻ gì đối với các VĐV Việt Nam khi tham gia các sân chơi có đẳng cấp cao nhất của thế giới. Từ lúc đạt chuẩn cho đến việc phát triển thành tích khi tham gia thi đấu chính thức luôn có khoảng cách. Lý do là vì trong một thời điểm nào đó, đạt được phong độ cao nhất, VĐV Việt Nam có thể thi đấu rất thành công nhưng thông thường sau đó là chuỗi sa sút thành tích và gần như không thể trở lại. Lý do thì nhiều, tuy nhiên chủ yếu xuất phát từ nền tảng nghiệp dư vốn là bản chất của thể thao Việt Nam. Ví dụ như tình trạng chấn thương xuất hiện nhiều do cường độ tập luyện nặng hơn, trong khi quá trình đào tạo lại không có bài bản, đa số các VĐV đều được phát hiện thông qua thi đấu chứ không đào tạo căn bản từ nhỏ. Khá nhiều VĐV đỉnh cao của Việt Nam xuất thân từ các gia đình nghèo, nông dân, điều kiện dinh dưỡng thiếu thốn và chỉ được “ra ánh sáng” khi đã 18-20 tuổi, không thể tích lũy thêm hay đào tạo lại nên khi đến một giới hạn nào đó sẽ không tăng thêm thành tích được. Càng nỗ lực thì càng dễ dính chấn thương đến mức giải nghệ. Kế đến, sau khi có thành tích chói sáng, lại tham gia nhiều hoạt động xã hội, được truyền thông ca ngợi, lại chưa chuẩn bị tâm lý để đón nhận như một VĐV chuyên nghiệp nên dễ dẫn đến sự thỏa mãn sớm.

Giấc mơ Olympic của Nguyễn Thị Huyền vẫn còn trong “trạng thái” chờ. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

Trong quá trình tham dự các giải đấu hàng đầu như Asiad hay Olympic, dù mang nhiều kỳ vọng nhưng các VĐV Việt Nam vẫn thất bại ngay các nội dung sở trường một cách hết sức đáng tiếc do các yếu tố tâm lý, chuẩn bị và thành tích thì luôn kém hơn so với khi tập luyện hay những giải đấu thường niên. Các trường hợp đáng tiếc của Thạch Kim Tuấn hay Hoàng Xuân Vinh ở Olympic 2012 hay Asiad 2014 là ví dụ. Như “nữ hoàng thể dục dụng cụ” Phan Thị Hà Thanh chẳng hạn, tỏa sáng ở tuổi “xế chiều” của môn thể thao này trong năm 2014, sau đó càng tập càng dính chấn thương và hiện vẫn phải thi đấu với những cơn đau do không có thời gian để chữa trị.  

Trong khi đó, các trường hợp như Nguyễn Thị Ánh Viên, Lý Hoàng Nam hay Lê Quang Liêm lại quá hiếm. Đây là những VĐV tỏa sáng khi còn rất trẻ, được đào tạo bài bản và ngay sau đó, họ lập tức chọn hẳn con đường luyện tập, thi đấu chuyên nghiệp nên thành tích tiếp tục phát triển thông qua môi trường mới, có đẳng cấp cao hơn. Đây cũng là những VĐV được phát hiện ngay từ khi mới 14-15 tuổi, được đánh giá đúng về thể chất và có phương pháp đào tạo bài bản. Nói cách khác, họ là thành quả của một quá trình làm việc khoa học chứ không phải những hiện tượng nhất thời. Ngoài các VĐV nói trên, mô hình đào tạo cầu thủ của Học viện HA.GL - Arsenal JMG cũng là ví dụ tiêu biểu của thể thao chuyên nghiệp.

Yến Phương

Tin cùng chuyên mục