Nhưng lỗi đâu phải của Federer, lỗi là vì Marin Cilic quá yếu đuối và sẽ mãi mãi là “một tay vợt ăn may US Open 2014”. À không, chắc chắn lỗi là của Federer, vì anh quá vĩ đại, quá huyền thoại khi anh vẫn còn đang cầm vợt để tung hoành. Với chiến thắng mới nhất của mình, tay vợt cựu số 1 thế giới người Thụy Sỹ đã phá tan mọi giới hạn tưởng như cuối cùng, viết lại những định nghĩa mới cho quần vợt…
Vô địch… trước cả khi đăng quang
Dù kết quả trận chung kết đơn nam của Wimbledon 2017 vốn đã được giới chuyên môn xác định từ trước, rằng Roger Federer sẽ lại đánh bại Marin Cilic để tiếp tục “đào sâu vào lịch sử”, nhưng cũng không ai dám tưởng tượng ra rằng, anh đã vô địch trước khi đăng quang. Vài tiếng đồng hồ trước trận chung kết ở Sân Trung tâm tại All England Club, Federer thậm chí đã được một người sử dụng Wikipedia điền tên là… Nhà vô địch của Wimbledon 2017, bên cạnh những chức vô địch trong quá khứ của anh, đó là trong các năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2009 và 2012. Nghĩa là, vì đặt niềm tin vào Federer, người ta đã “bất chấp mọi thủ đoạn”, và rồi, cú sửa dữ liệu ngoạn mục đó cũng đã phản ánh đúng tương lai, khi mà Federer đã dạy cho Cilic một bài học rõ ràng về việc “không ăn may ở chung kết Grand Slam” là như thế nào và nước mắt của một thằng đàn ông chảy ra sao.
Huyền thoại của những huyền thoại
Rất khó đếm hết những định nghĩa mà quần vợt dành tặng cho Roger Federer, cũng như những định nghĩa mà anh mang lại cho lịch sử quần vợt thế giới. “Biến cái không thể thành… có thể” chính là những thứ mà những “lão tướng kiêu hùng” như Federer, như Rafael Nadal mang lại cho quần vợt thế giới trong năm nay. Họ phá tan những giới hạn của thời gian, của thể lực, của những cột mốc kỷ lục tưởng chừng là bất biến để đẩy bầu trời cao thêm một tấc nữa, khiến cả thế giới phải ngước nhìn trong sự khâm phục vô bờ. Người ta từng nghĩ, Federer sẽ không thể đột phá qua Grand Slam thứ 17, nhưng giờ anh đã có 19 danh hiệu cho riêng mình.
Huyền thoại Ken Rosewall từng là tay vợt lớn tuổi nhất giành được một danh hiệu Grand Slam. Nhưng ở thời điểm đó, thể lực chưa phải là yếu tố tiên quyết cho thành công của một tay vợt. Trong những ngày này, khi thể lực được đặt lên yếu tố hàng đầu, khi các trận đấu và các giải đấu diễn ra dày đặc khắp nơi và nhịp điệu của từng trận đấu là rất khắc nghiệt, việc một tay vợt lớn tuổi có thể trụ lại, tranh tài với những hậu bối trẻ trung, tươi tắn hơn rất nhiều là chuyện không hề dễ dàng. Nhưng Federer đã làm được điều đó, Nadal đã làm được điều đó, với sự trợ giúp của khoa học thể thao, của một lịch đấu tiết chế, nhưng quan trọng nhất, cả 2 phải có một tinh thần hiến binh thép, một nỗ lực quyết vươn lên đến kỳ cùng để theo đuổi tới cùng mục tiêu của mình. Không phải bất kỳ “lão tướng” nào cũng làm được như Federer hay là Nadal, và chính Nadal – dù là “ông Vua” ở French Open – cũng có nhiều thứ phải học hỏi, phải bái phục Federer vì những gì anh đang làm được.
“Huyền thoại của những huyền thoại”, “Người vĩ đại nhất của mọi thời đại” (“The GOAT” – The Greatest of All Time”, “Vua sân cỏ”, “Nhà vua mãi mãi của ATP”, “Rồng trong loài người”… có rất nhiều từ ngữ, biệt danh được sử dụng để miêu tả về Federer, đơn giản để nói về sự vĩ đại, huyền thoại đến từ Thụy Sỹ, nhưng có vẻ, chẳng có cụm từ nào, biệt danh nào là có thể miêu tả bao trùm cái thần thái mà Federer mang đến cho làng quần vợt thế giới. Nếu như Lionel Messi, Cristiano Ronaldo là người ngoài trái đất trong làng bóng đá thế giới, Federer đơn giản phải là “một vị Thần”, một “vị Thần” tách biệt hoàn toàn với phần còn lại của thế giới, vốn chỉ là “những tay vợt xác phàm của loài người”. Những gì Cilic thể hiện “trong trận chung kết Grand Slam chán nhất lịch sử” cũng đã phần nào phản ánh điều đó.
Lời nhắn nhủ cho thế hệ sau
Đã có thời điểm bị vùi dập, bị dồn ép, dần bị lãng quên, khi Novak Djokovic, rồi Andy Murray thay nhau vươn lên thống trị ATP World Tour, giờ đây, Federer chứng minh, đẳng cấp và sự quý tộc của anh mới chính là mãi mãi. Djokovic từng là “Vua” với 4 ngôi vô địch Grand Slam liền kề, nhưng Vua thật sự chỉ có thể là Federer. Murray cũng mang tước Hiệp sĩ nước Anh, nhưng chất quý tộc trong anh, còn lâu mới sánh bằng tay vợt người Thụy Sỹ. Thế nên, huyền thoại quần vợt Đức Boris Becker mới vừa thốt lên một câu đầy cảm khái: “Tôi nghĩ có 2 tay vợt bí mật xem trận đấu chung kết này ở đâu đó trên trái đất, một người được gọi là Andy Murray, người kia được gọi là Novak Djokovic, họ có thể xem đi xem lại trận đấu này, coi nó như là một động lực, để khi quay trở lại thì phải thật mạnh mẽ, phi thường”.
Chắc chắn, Federer cũng hy vọng điều đó. Thế nhưng nếu anh lại dễ dàng đăng quang ở US Open, thắng Grand Slam thứ 20, thì sẽ thật cô quạnh biết bao…
Vô địch… trước cả khi đăng quang
Dù kết quả trận chung kết đơn nam của Wimbledon 2017 vốn đã được giới chuyên môn xác định từ trước, rằng Roger Federer sẽ lại đánh bại Marin Cilic để tiếp tục “đào sâu vào lịch sử”, nhưng cũng không ai dám tưởng tượng ra rằng, anh đã vô địch trước khi đăng quang. Vài tiếng đồng hồ trước trận chung kết ở Sân Trung tâm tại All England Club, Federer thậm chí đã được một người sử dụng Wikipedia điền tên là… Nhà vô địch của Wimbledon 2017, bên cạnh những chức vô địch trong quá khứ của anh, đó là trong các năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2009 và 2012. Nghĩa là, vì đặt niềm tin vào Federer, người ta đã “bất chấp mọi thủ đoạn”, và rồi, cú sửa dữ liệu ngoạn mục đó cũng đã phản ánh đúng tương lai, khi mà Federer đã dạy cho Cilic một bài học rõ ràng về việc “không ăn may ở chung kết Grand Slam” là như thế nào và nước mắt của một thằng đàn ông chảy ra sao.
Huyền thoại của những huyền thoại
Rất khó đếm hết những định nghĩa mà quần vợt dành tặng cho Roger Federer, cũng như những định nghĩa mà anh mang lại cho lịch sử quần vợt thế giới. “Biến cái không thể thành… có thể” chính là những thứ mà những “lão tướng kiêu hùng” như Federer, như Rafael Nadal mang lại cho quần vợt thế giới trong năm nay. Họ phá tan những giới hạn của thời gian, của thể lực, của những cột mốc kỷ lục tưởng chừng là bất biến để đẩy bầu trời cao thêm một tấc nữa, khiến cả thế giới phải ngước nhìn trong sự khâm phục vô bờ. Người ta từng nghĩ, Federer sẽ không thể đột phá qua Grand Slam thứ 17, nhưng giờ anh đã có 19 danh hiệu cho riêng mình.
Huyền thoại Ken Rosewall từng là tay vợt lớn tuổi nhất giành được một danh hiệu Grand Slam. Nhưng ở thời điểm đó, thể lực chưa phải là yếu tố tiên quyết cho thành công của một tay vợt. Trong những ngày này, khi thể lực được đặt lên yếu tố hàng đầu, khi các trận đấu và các giải đấu diễn ra dày đặc khắp nơi và nhịp điệu của từng trận đấu là rất khắc nghiệt, việc một tay vợt lớn tuổi có thể trụ lại, tranh tài với những hậu bối trẻ trung, tươi tắn hơn rất nhiều là chuyện không hề dễ dàng. Nhưng Federer đã làm được điều đó, Nadal đã làm được điều đó, với sự trợ giúp của khoa học thể thao, của một lịch đấu tiết chế, nhưng quan trọng nhất, cả 2 phải có một tinh thần hiến binh thép, một nỗ lực quyết vươn lên đến kỳ cùng để theo đuổi tới cùng mục tiêu của mình. Không phải bất kỳ “lão tướng” nào cũng làm được như Federer hay là Nadal, và chính Nadal – dù là “ông Vua” ở French Open – cũng có nhiều thứ phải học hỏi, phải bái phục Federer vì những gì anh đang làm được.
“Huyền thoại của những huyền thoại”, “Người vĩ đại nhất của mọi thời đại” (“The GOAT” – The Greatest of All Time”, “Vua sân cỏ”, “Nhà vua mãi mãi của ATP”, “Rồng trong loài người”… có rất nhiều từ ngữ, biệt danh được sử dụng để miêu tả về Federer, đơn giản để nói về sự vĩ đại, huyền thoại đến từ Thụy Sỹ, nhưng có vẻ, chẳng có cụm từ nào, biệt danh nào là có thể miêu tả bao trùm cái thần thái mà Federer mang đến cho làng quần vợt thế giới. Nếu như Lionel Messi, Cristiano Ronaldo là người ngoài trái đất trong làng bóng đá thế giới, Federer đơn giản phải là “một vị Thần”, một “vị Thần” tách biệt hoàn toàn với phần còn lại của thế giới, vốn chỉ là “những tay vợt xác phàm của loài người”. Những gì Cilic thể hiện “trong trận chung kết Grand Slam chán nhất lịch sử” cũng đã phần nào phản ánh điều đó.
Lời nhắn nhủ cho thế hệ sau
Đã có thời điểm bị vùi dập, bị dồn ép, dần bị lãng quên, khi Novak Djokovic, rồi Andy Murray thay nhau vươn lên thống trị ATP World Tour, giờ đây, Federer chứng minh, đẳng cấp và sự quý tộc của anh mới chính là mãi mãi. Djokovic từng là “Vua” với 4 ngôi vô địch Grand Slam liền kề, nhưng Vua thật sự chỉ có thể là Federer. Murray cũng mang tước Hiệp sĩ nước Anh, nhưng chất quý tộc trong anh, còn lâu mới sánh bằng tay vợt người Thụy Sỹ. Thế nên, huyền thoại quần vợt Đức Boris Becker mới vừa thốt lên một câu đầy cảm khái: “Tôi nghĩ có 2 tay vợt bí mật xem trận đấu chung kết này ở đâu đó trên trái đất, một người được gọi là Andy Murray, người kia được gọi là Novak Djokovic, họ có thể xem đi xem lại trận đấu này, coi nó như là một động lực, để khi quay trở lại thì phải thật mạnh mẽ, phi thường”.
Chắc chắn, Federer cũng hy vọng điều đó. Thế nhưng nếu anh lại dễ dàng đăng quang ở US Open, thắng Grand Slam thứ 20, thì sẽ thật cô quạnh biết bao…